Công cụ cho doanh nghiệp
Đại diện Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) cho biết,ảngcáotrênmạngxãhộilàmsaođúnghướbang xếp hạng c2 việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "White list" với những kênh truyền thông đã được rà soát và kiểm chứng là động thái cần thiết. Doanh nghiệp có một bộ danh sách rõ ràng từ phía cơ quan nhà nước, thuận lợi cho việc xác định chiến lược truyền thông, quảng cáo trên các kênh truyền thông chính thống.
Nhằm tránh vi phạm pháp luật về quảng cáo, doanh nghiệp đã thực hiện loại trừ trực tiếp các kênh/video liên quan tới chính trị, phản động; yêu cầu Google cung cấp bộ từ khóa loại trừ, để quảng cáo không được phân phối vào nhóm nội dung độc hại. Loại trừ ở cấp độ tài khoản quảng cáo cao nhất.
Đại diện Công ty TNHH Vận tải Thương mại Trọng Tín cho biết, doanh nghiệp sẽ sử dụng danh sách "White list" để tham khảo trong các chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu. Việc quảng cáo trên mạng xã hội là xu hướng tất yếu nhưng có nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu không kiểm soát kỹ. Đơn vị này sẽ làm việc chặt chẽ với các đối tác để không xảy ra những thiệt hại uy tín của doanh nghiệp.
Ông Vũ Công Học, chuyên gia về lĩnh vực SEO Social, đánh giá, "White list" và “Black list” trong lĩnh vực quảng cáo là kim chỉ nam cho doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu trên nền tảng số.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm, nâng cao nhận thức về quảng cáo thương hiệu, đặc biệt trong môi trường mạng xã hội, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu quảng cáo không được kiểm soát tốt.
Ông Học cho rằng, nếu không chú ý nội dung kênh gắn quảng cáo, doanh nghiệp dễ rời vào tình huống bán rẻ thương hiệu vì quảng cáo giá rẻ. Vì mức giá rẻ, để tối ưu hiệu quả, các đơn vị quảng cáo thường bất chấp mọi nội dung video, trong đó có nội dung xấu, nhạy cảm, bạo lực,... Hậu quả, doanh nghiệp vừa mất tiền quảng cáo vừa có thể đối mặt với nguy cơ thiệt hại về danh tiếng.
Luật sư Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty Luật IB Legal Việt Nam, nhận định, "White list" và “Black list” trong lĩnh vực quảng cáo có vai trò quan trọng với doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổ của mạng xã hội, tránh bị vướng vào các vi phạm pháp luật.
“Đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ là tiếp tay cho các đối tượng xấu. Chính dòng tiền quảng cáo được các mạng xã hội chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu, độc, phản động. Đồng thời doanh nghiệp tự gây thiệt hại cho thương hiệu quả mình”, ông Thoại nói.
Theo ông Thoại, các doanh nghiệp lớn đều quan tâm đến an toàn thương hiệu, sẵn sàng rút quảng cáo ra khỏi các nền tảng không kiểm soát được nội dung độc hại. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể do thiếu nhân lực chưa quan tâm đầy đủ tới vấn đề này.
"White list" phải hấp dẫn hơn
Bà Vũ Thanh Thuỷ (thạc sĩ truyền thông) cho biết, khi triển khai các chiến dịch truyền thông, các doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị uy tín, ưu tiên quảng cáo trên các hạ tầng truyền thông tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam để đảm bảo thương hiệu tới công chúng bằng hình ảnh đẹp, nâng cao giá trị và uy tín cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần có bộ phận chuyên trách theo dõi để biết các quảng cáo của mình xuất hiện ở đâu, gắn với các nội dung như thế nào. Tránh vì uỷ quyền toàn bộ công việc này cho đối tác mà tự rơi vào rủi ro.
Với danh sách "White list", bà Thuỷ kiến nghị, cơ quan chức năng nên cập nhật thường xuyên, bổ sung đa dạng phong phú hơn. Đồng thời, chính các trang web nằm trong danh sách này cũng cần tự xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn để thu hút các nhãn hàng.
"Nội dung trên mạng xã hội đa dạng, cập nhật liên tục phong phú, hấp dẫn người xem. Các truyền thông chính thống như báo chí cần xây dựng các kênh trên nền tảng mạng xã hội, cung cấp cho độc giả thông tin nhanh chóng, kịp thời. Điều này giúp cho các kênh nội dung xấu độc không có cơ hội phát triển", bà Thuỷ nói.
Ông Vũ Công Học, chuyên gia SEO, cho hay, với các nền tảng quốc tế như Google hay Facebook, cá nhân cũng có thể tự chạy được quảng cáo. Trong khi các trang web trong nước hay cơ quan báo chí đòi hỏi nhiều giấy tờ, hợp đồng, chứng nhận sản phẩm... Theo ông Học, cần có những cơ chế chính sách để cho việc chạy quảng cáo truyền thông dễ dàng hơn, nhiều nhóm đối tượng được tiếp cận các kênh chính thống một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Liên quan tới vấn đề xử phạt, luật sư Trần Vi Thoại cho hay, trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều thương hiệu, doanh nghiệp vi phạm. Điều này cho thấy, doanh nghiệp cần phải tự nâng cao nhận thức về vấn đề này. Luật sư đề nghị, cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn trong xử phạt các vi phạm về quảng cáo trên mạng xã hội, để có tính răn đe. Từ đó, các doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc xây dựng môi trường số an toàn.
Luật sư nhận định việc xử lý nghiêm các vi phạm về quảng cáo trên mạng xã hội có tính răn đe, từ đó, các tổ chức, doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc xây dựng môi trường số an toàn.
Chấm dứt tình trạng quảng cáo “tiếp tay” cho các nội dung xấu độc trên mạngThứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật.