Ông Nguyễn Minh Phương,àmạngdồnsứcgiữchânthuêtỷ số u19 châu âu Phó giám đốc Ban Khách hàng cá nhân, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone), cho biết, trước đây, việc phát triển thuê bao của nhà mạng có hạn chế lớn là khi thuê bao được ra thị trường (tức đã được tính theo thuê bao sử dụng), nhưng có một số lượng thuê bao nằm trên kênh phân phối mà chưa đến tay người tiêu dùng, gây lãng phí tài nguyên và có thể phát sinh nhiều hệ luỵ cho người tiêu dùng như tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối…
Từ quý 3/2016, các chính sách kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước và kiên quyết loại bỏ các thuê bao ảo, thuê bao rác, việc phát triển thuê bao mới, theo ông Phương có khó khăn, nhưng số thuê bao phát triển mới là thực chất, phản ánh đúng nhu cầu thị trường. Theo đại diện VinaPhone, việc phát triển thuê bao mới có thể sụt giảm trên giá trị tuyệt đối nhưng thực chất nhu cầu thực của khách hàng thì không giảm. Bởi, về bản chất thị trường vẫn phát triển, hàng năm vẫn có lớp khách hàng học sinh lớn lên, dân số càng ngày càng đông, nên vẫn có sự tăng nhất định.
Cùng đó, các quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành hồi tháng 4/2017, thì thuê bao phát triển mới, theo đại diện nhà mạng là thực 100%, bởi ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ.
Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng nhờ định hướng đúng đắn là đặt yếu tố “chất lượng” thành ưu tiên số một trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên mạng di động VinaPhone không chỉ giữ chân được khách hàng cũ mà đồng thời vẫn đạt được bước phát triển thuê bao mới ấn tượng. Cụ thể, sau 5 tháng VNPT-VinaPhone đã phát triển mới được 2,3 triệu thuê bao di động, và đây đều là thuê bao thực, phát sinh cước ổn định theo tháng.
(责任编辑:Cúp C2)