Giữ gìn truyền thống,áthuygiátrịvănhoádanhthơmdònghọLưuởViệtNam xem du doan bong da kết nối dòng họ Sử sách ghi lại, họ Lưu ở Việt Nam (Lưu tộc Việt Nam) có 6 vị khai quốc công thần được lưu danh. Đó là Thái sư Lưu Cơ, Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ngữ, Thái phó Lưu Điều và Tể tướng Lưu Nhân Chú, Đại tướng quân Lưu Trung. Ngoài ra, Lưu tộc Việt Nam còn có 27 vị Cao tổ đỗ trạng nguyên, tiến sĩ khoa bảng, trong đó 14 tiến sĩ được lưu danh trên bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái sư Lưu Cơ là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, thống nhất đại loạn 12 sứ quân thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam. Từ năm 971, với tư cách là Thái sư Đô hộ phủ, Lưu Cơ được Đinh Tiên Hoàng giao cai quản thành Đại La và quản lý cả vùng Giao Châu cũ - tức Bắc Bộ ngày nay - đóng bản doanh tại thành Đại La, Thủ phủ của Giao Châu. Ông có công lớn trong việc cải tạo, xây dựng thành Đại La - tòa thành của An Nam đô hộ phủ từ thời thuộc Đường - thành tòa thành của nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ. Từ tòa thành hướng vọng về phía bắc, Lưu Cơ đã cho sửa sang tòa thành hướng về phía nam - nơi định đô của Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư. Khi triều Đinh suy vong, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế lập nên nhà Tiền Lê, Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ đã giúp Lê Hoàn huy động nhân tài vật lực tổ chức cuộc kháng chiến chống Tống vào năm 981 thắng lợi. Thái sư Lưu Cơ là vị tướng cai quản, tu tạo thành Đại La liên tục trong vòng 40 năm (971-1010) qua ba triều đại, chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc dời đô của Lý Công Uẩn từ Hoa Lư về Thăng Long thành công tốt đẹp vào tháng 7/1010. Chính ông là người đã "trao chìa khóa" thành Đại La cho triều đại mới và cáo quan về ở ẩn khi đã 70 tuổi. Tự hào về những thành tựu của tổ tiên, con cháu họ Lưu hội tụ, cùng chung sức đồng lòng tạo nên tinh thần đoàn kết dòng họ. Hội đồng Lưu tộc Việt Nam cũng vì thế mà ra đời. Qua 10 năm hoạt động, Lưu tộc Việt Nam đã kết nối được hơn 500 chi họ Lưu ở khắp các tỉnh, thành; giúp nhiều bà con “vấn tổ tìm tông” tìm về cội nguồn; xây dựng một đội ngũ nhân sự nhiệt huyết vì dòng họ với nhiều hoạt động khoa học, thiết thực, hiệu quả. Các chi họ Lưu trong cả nước tích cực ủng hộ, tham gia tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp bồi đắp lẽ sống, tình yêu quê hương, đất nước. Công tác khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được quan tâm. Nỗ lực góp sức mang lại lợi ích cho xã hội Ngày 14/5, tại Hà Nội, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu Lưu tộc Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Nhân dịp này, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: Kỷ niệm 10 năm thành lập Lưu tộc Việt Nam (2013-2023); tôn vinh, tưởng niệm Thái sư Lưu Cơ - một trong tứ trụ đã phò tá Đinh Bộ Lĩnh bình định 12 sứ quân; tọa đàm lấy ý kiến xin đặt tên đường phố, trường học Lưu Cơ ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; có hình thức vinh danh Thái sư Lưu Cơ tại Hoàng thành Thăng Long... Đại hội Lưu tộc lần thứ III xác định rõ mục tiêu cơ bản: Tiếp tục “hướng về cội nguồn”, "kiến tạo tương lai" một cách toàn diện, nhằm củng cố và phát triển khối đại đoàn kết họ Lưu Việt Nam, làm cho Lưu tộc ngày càng vững mạnh. Hội đồng Lưu tộc Việt Nam hướng tới nghiên cứu khả năng xây dựng tổ chức hướng hoạt động phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức dòng họ không chỉ hướng tới tập hợp và đoàn kết người cùng họ, mà còn mang lại nhiều lợi ích “kép” cho đời sống xã hội. Ngọc Thạch