Khi Steve Jobs từ chức giám đốc điều hành vào ngày 24/8/2011 bởi bệnh trọng,ếtđịnhtốtnhấttrongđờivịgiámđốcđiềuhàti le ca cuoc ông chọn Tim Cook làm người kế nhiệm. Nhiều nhà phân tích đã đặt rất ít kỳ vọng vào Tim Cook.
Steve được coi là một thiên tài trên cả tuyệt vời đằng sau thành công của máy tính cá nhân hãng Apple, iPhone, iPad, iTunes, các cửa hàng bán lẻ của Apple, cùng các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và đột phá khác. Còn Tim là một chuyên gia về sản xuất và chuỗi cung ứng, có tác phong nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
Làm thế nào mà một người với tính cách và kiến thức nền như vậy lại có thể dẫn dắt Apple trong tương lai? Trong bài trả lời phỏng vấn David Rubenstein, Tim Cook đã kể về quá trình ông đến với Apple.
CEO Tim Cook. Ảnh: Maketwatch / Getty Images. |
- David Rubenstein (DR): Ông đang là Giám đốc điều hành của Apple kể từ tháng 8/2011. Thu nhập đã tăng khoảng 80%. Đã bao giờ ông nghĩ rằng mình không thể làm tốt hơn hiện nay? Có lẽ ông chỉ nói rằng: “Tôi đã hoàn thành công việc tuyệt vời và bây giờ tôi sẽ làm điều gì đó khác với cuộc đời mình”?
- Tim Cook (TC): Chúng tôi xem giá cổ phiếu, doanh thu và lợi nhuận là kết quả cho cách làm đúng việc theo hướng đổi mới, sáng tạo, tập trung vào các sản phẩm phù hợp. Coi khách hàng như những viên ngọc quý và tập trung vào trải nghiệm người dùng. Tôi thậm chí còn không biết những con số mà ông vừa trích dẫn. Thành thật mà nói, đó không phải là những thứ có trong quỹ đạo của riêng tôi.
- DR: Khi ông công bố thu nhập hàng quý của công ty, các nhà phân tích luôn nói: “Chà, họ đã không bán được nhiều sản phẩm này như chúng tôi nghĩ”. Điều đó có làm ông cảm thấy phiền lòng không?
- TC: Tôi từng cảm thấy như vậy. Nhưng giờ thì không. Chúng tôi điều hành Apple về dài hạn. Tôi luôn thấy kỳ lạ khi tồn tại một sự cố định về số lượng đơn vị sản phẩm bán được trong khoảng thời gian 90 ngày, bởi vì chúng tôi đang đưa ra những quyết định cho mục tiêu dài hạn, tính theo nhiều năm. Chúng tôi cố gắng nói rõ rằng chúng tôi không điều hành một công ty dành cho những người muốn kiếm tiền nhanh. Chúng tôi điều hành công ty với mục đích đi đường dài.
[...]
- DR: Hãy để tôi hỏi về quá trình ông đến với vị trí này. [...] Ông đã học tại Đại học Auburn. Tại sao ông lựa chọn ngôi trường đó?
- TC: Tôi đã học tập khá tốt. Tôi thực sự đã dành sự quan tâm rất lớn cho lĩnh vực kỹ thuật và kỹ thuật công nghiệp.
- DR: Sau đó ông đến làm việc cho IBM.
- TC: Đúng vậy. Tôi khởi đầu là một kỹ sư sản xuất chuyên thiết kế dây chuyền sản xuất. Vào thời điểm đó, lĩnh vực khoa học người máy đang bắt đầu phát triển, vì vậy chúng tôi tập trung vào lĩnh vực tự động hóa. Tôi sẽ không nói rằng chúng tôi đã thành công. Nhưng tôi cũng học được rất nhiều điều.
- DR: Ông đã làm việc ở đó khoảng 12 năm, sau đó đầu quân cho một công ty khác tên là Compaq, một trong những nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất tại thời điểm đó.
- TC:Tại thời điểm đó họ đang đứng đầu.
- DR: Ông đã làm việc ở đó khoảng sáu tháng và nhận được cuộc gọi từ Steve Jobs hoặc trợ lý của Steve, nói rằng: “Anh có thể đến và gia nhập Apple không?” Apple so với Compaq có phần nhỏ hơn. Tại sao ông lại tham gia cuộc phỏng vấn và gia nhập Apple?
- TC: Đó là một câu hỏi hay. Steve đã trở lại công ty và về cơ bản thay thế đội ngũ điều hành Apple vào thời điểm đó. Tôi nghĩ: “Đây là cơ hội để nói chuyện với người đàn ông đã bắt đầu cả ngành công nghiệp”.
Steve đã gặp tôi vào một ngày thứ bảy. Chỉ vài phút nói chuyện với ông ấy, nó giống như: “Tôi muốn làm điều đó”. Bản thân tôi cũng bị sốc. Nhưng ánh mắt Steve ánh lên những tia sáng mà tôi chưa từng thấy ở một CEO nào trước đây. Và ông ấy thuộc kiểu người, đại loại là rẽ trái khi mọi người rẽ phải. Trong tất cả những chủ đề Steve nói đến, ông ấy đều làm điều gì đó cực kì khác biệt so với sự khôn ngoan thông thường.
Nhiều người đã từ bỏ thị trường tiêu thụ vì đó là một cuộc chiến đẫm máu. Steve đã làm hoàn toàn ngược lại. Vào thời điểm đó, ông ấy quyết tâm theo đuổi thị trường bán lẻ. Những câu chuyện ông ấy nói, và các loại câu hỏi ông ấy hỏi cũng khác biệt. Thực sự, trước khi rời đi, tôi đã nghĩ: “Tôi hy vọng ông ấy mời tôi tới làm việc vì tôi thực sự muốn làm điều đó”.
- DR: Bạn bè của ông có nói với ông rằng đó không phải là một ý kiến hay?
- TC: Họ nghĩ tôi bị điên. Sự khôn ngoan thông thường là: “Bạn đang làm việc cho nhà sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu trên thế giới. Tại sao bạn lại rời đi? Bạn đang có một sự nghiệp tuyệt vời ở phía trước”. Đó không phải là một quyết định mà bạn có thể ngồi xuống và thực hiện một loại phân tích kỹ thuật để chỉ ra rằng đâu là điểm cộng và đâu là điểm hạn chế. Phân tích kiểu đó sẽ luôn luôn đưa ra kết quả: “Hãy ở yên đó”. Còn giọng nói vang trong đầu bạn sẽ là: “Hãy tới đi, chàng trai trẻ. Hãy mạo hiểm”.
- DR: Tôi cho rằng đây là quyết định nghề nghiệp tốt nhất trong đời của ông.
- TC: Có lẽ là quyết định tốt nhất của cuộc đời tôi. Ông không cần phải thêm từ “nghề nghiệp” vào sau đâu.
- DR: Khi đến đó và làm việc cho Steve, mọi việc có tốt hơn ông nghĩ không? Hay tệ hơn? Nhiều thách thức hơn?
TC: Đem lại tự do là cách tôi mô tả nó. Ông có thể nói chuyện với Steve về một điều gì đó rất quan trọng, và nếu nó cũng hợp lý với Steve, ông ấy sẽ chỉ nói: “Okay”, và ông có thể thực hiện điều đó. Đối với tôi đó là một khám phá hoàn toàn mới rằng một công ty có thể hoạt động theo cách này.
Trước đó tôi đã quen với những ban bệ, bộ máy hành chính và các nghiên cứu - sự tê liệt mà các công ty có thể mắc phải. Apple hoàn toàn khác. Tôi nhận ra rằng nếu tôi không thể hoàn thành việc gì đó, tôi có thể tới bất kì một chiếc gương nào gần nhất và nhìn vào chiếc gương ấy, và đó là lý do.