Xổ số 88Xổ số 88

Tòa án Pháp bác đơn kiện vụ chất độc da cam của bà Trần Tố Nga_kết quả cúp pháp

TheòaánPhápbácđơnkiệnvụchấtđộcdacamcủabàTrầnTốkết quả cúp phápo hãng tin Đức DW, toà án vùng Ervy ở ngoại ô Paris, nơi bà Nga sinh sống, hôm 10/5 đã bác bỏ đơn kiện của bà đối với các công ty bị cho là liên quan đến sản xuất hoặc buôn bán chất độc da cam được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Tòa án cho biết, họ không có thẩm quyền xét xử một vụ án liên quan đến các hành động thời chiến tranh của Mỹ.

Theo DW, phán quyết này đồng nghĩa với việc các công ty bị khởi kiện không phải chịu trách nhiệm về việc sản xuất chất độc da cam trong Chiến tranh Việt Nam.

{keywords}
Bà Trần Tố Nga tại một sự kiện ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tại Paris, Pháp hồi tháng 1/2021. Ảnh: AP

Ngay sau khi phán quyết của tòa án Evry được đưa ra, các luật sư William Bourdon, Amélie Lefebvre và Bertrand Repolt đại diện cho bà Trần Tố Nga đã ra một tuyên bố chung, được đăng tải trên trang Facebook Collectif Vietnam-Dioxine.

Tuyên bố được 3 vị luật sư ký tên cho biết, tòa án đã áp dụng một định nghĩa lỗi thời về nguyên tắc miễn trừ, mâu thuẫn với các nguyên tắc hiện đại trong luật quốc tế và luật nước Pháp. Các vị luật sư cũng khẳng định sẽ cùng bà Trần Tố Nga kháng cáo đến cùng, và cuộc chiến pháp lý vẫn chưa dừng lại.

Bà Trần Tố Nga vào năm 2014 đã đệ đơn kiện 14 công ty sản xuất hoặc bán chất độc da cam, trong đó có Monsanto, công ty hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Bayer của Đức, và Dow Chemical, vì đã gây ra những tổn thương mà bà, con bà và vô số nạn nhân Việt Nam khác đã và đang phải gánh chịu.

Bà Nga cho biết mình đang phải chịu nhiều ảnh hưởng từ chất độc da cam, như các bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin hiếm gặp. Người phụ nữ 79 tuổi này còn tiết lộ, bà đã mắc bệnh lao 2  lần và còn bị ung thư, trong khi một trong những người con gái của bà đã qua đời do dị tật tim. Bà Nga mô tả vụ kiện này là “cuộc chiến cuối cùng” của đời mình.

Phiên tòa đáng lẽ đã diễn ra từ tháng 10 năm 2020, song đã bị hoãn do các biện pháp hạn chế phòng chống dịch Covid-19 tại Pháp. Phải đến tháng 1 năm nay, tòa án mới cho phép phiên tranh tụng đầu tiên được diễn ra.

Các công ty bị bà Trần Tố Nga khởi kiện lập luận rằng, trách nhiệm trong việc sử dụng chất độc da cam là của quân đội Mỹ. Một đại diện của hãng Bayer cho biết, “các nhà cung cấp trong thời chiến” đều không chịu trách nhiệm cho việc này. Trong khi đó, một luật sư của Monsanto nói rằng Mỹ chỉ sử dụng chất độc da cam nhằm mục đích “phòng vệ quốc gia”.

Các cựu binh Mỹ, Úc và Hàn Quốc trước đó đã nhận được khoản tiền bồi thường do hậu quả của chất độc da cam. Vào năm 1984, các cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin đã được bồi thường gần 180 triệu USD. Tuy nhiên, những nạn nhân người Việt Nam lại chưa bao giờ được bồi thường.

Bốn triệu người Việt Nam, Lào, Campuchia đã bị phơi nhiễm chất độc da cam, sau khi quân đội Mỹ rải khoảng 76 triệu lít chất diệt cỏ và chất làm rụng lá trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Mỹ đã ngừng sử dụng chất diệt cỏ trong chiến tranh từ năm 1971, và rút khỏi Việt Nam năm 1973. Các tổ chức phi chính phủ cho hay, chất độc da cam đã phá hủy cây cối, làm ô nhiễm đất và đầu độc động vật, gây ung thư và dị tật ở người. 

Ngày 10/05, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên với nội dung như sau:
Việt Nam phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh, trong đó có tác động lâu dài và nghiêm trọng của chất độc da cam/dioxin. Chúng tôi ủng hộ việc các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với các công ty hóa chất và sản xuất, thương mại chất độc da cam/dioxin của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Việt Nam cho rằng, các công ty này phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam”.
赞(74281)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Tòa án Pháp bác đơn kiện vụ chất độc da cam của bà Trần Tố Nga_kết quả cúp pháp