游客发表
发帖时间:2025-01-26 01:25:18
Bài 14: Đoàn kết,ạtgiốngcáchmạngnẩymầmsinhsôxem bongda homnay đồng thuận là yếu tố quyết định
Qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp, đến nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, năng động. Thành quả đó có được là nhờ sự nỗ lực, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đổi mới của Trung ương; đồng thời phát huy tốt truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa ý Đảng và lòng dân…
Đoàn kết - “chìa khóa” thành công
Từ một địa phương gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp rất ít, tiểu thủ công nghiệp phân tán thô sơ, cơ sở hạ tầng yếu kém… song Bình Dương đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn để xây dựng nên một tỉnh năng động về kinh tế, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững ổn định. Có được những kết quả tích cực đó trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ. Để hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo của mình, Đảng bộ tỉnh luôn xác định phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những yếu tố tạo nên sự đồng thuận giữa ý Đảng, lòng dân. Trong ảnh: Người dân trong tỉnh phát biểu ý kiến trong một hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh:Q.CHIẾN
Trong suốt quá trình những năm sau khi tái lập tỉnh, hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội trong quy hoạch phát triển, trong công tác cán bộ, trong thực hiện chế độ chính sách… không thể tránh khỏi những ý kiến, cách nhìn, hướng xử lý khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Song ý thức giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng luôn được tuân thủ và triệt để thực hiện, đã giúp tỉnh vượt qua mọi khó khăn, từ đó đề ra những chủ trương sát hợp nhất, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ, đồng tình. Đó là vấn đề mấu chốt để Đảng bộ tỉnh tập hợp, khai thông và phát huy được các nguồn lực nhằm đưa Bình Dương tiến nhanh và vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính nhân tố đoàn kết, thống nhất đã giúp Đảng bộ tỉnh gặt hái thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới.
Bên cạnh yếu tố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Đảng bộ tỉnh đã không ngừng đổi mới, tìm tòi phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Chính nhờ có sự đổi mới về phương thức, phong cách lãnh đạo mà trong thời kỳ dài, Đảng bộ tỉnh đã giữ được sự thống nhất, đoàn kết. Từng tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị phát huy đầy đủ vai trò và hoạt động của mình. Các hoạt động kiểm tra, giám sát được đề cao và tiến hành kịp thời, có hiệu quả. Vai trò lãnh đạo của Đảng được bảo đảm thống nhất, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước tập trung và thông suốt.
Vì lợi ích nhân dân
Không xem nhẹ hoặc hy sinh bất kỳ lợi ích nào của người dân; lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng hướng đến của phát triển. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Đó cũng là nguyên tắc thể hiện rõ sự thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã tuân thủ triệt để.
Từ đó, quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt của một bộ phận lớn thành phần dân cư. Hàng ngàn hộ gia đình đã nhường, giao đất để tỉnh lập các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, đô thị… Nhiều hộ dân phải di dời nhà cửa, chuyển đổi ngành nghề, cuộc sống bị xáo trộn ít nhiều, thậm chí có thể gặp khó khăn. Đảng bộ tỉnh ngay từ những ngày đầu khi thực hiện quy hoạch và phát triển công nghiệp đã ý thức được điều đó nên trong xây dựng các chính sách luôn chú ý bảo vệ các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; không xem thường hoặc hy sinh lợi ích của nhân dân. Nhờ vậy, trong chính sách di dời, đền bù giải tỏa đất đai để xây dựng các khu công nghiệp, Bình Dương đã đề ra và thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp có lợi cho người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chính sự đồng thuận đó của nhân dân đã giúp Bình Dương quy hoạch và hình thành 29 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 10.000 ha và hàng chục cụm công nghiệp. Đến nay, tỉnh đã có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 8.870 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích gần 600 ha. Hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Song song đó, với hàng trăm ngàn công nhân đang lao động, sinh sống trên địa bàn, bên cạnh các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng vận động chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, tôn trọng và bảo vệ các quyền hợp pháp của họ. Nhờ vậy, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động ngày càng cải thiện theo hưởng bảo đảm các lợi ích một cách hài hòa. Ở các vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung, có đông công nhân, tình hình an ninh trật tự, ổn định xã hội được bảo đảm. Điều này đã tác động tích cực trở lại, giúp duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế của tỉnh ngày càng bền vững.
Ông Hồ Minh Phương, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1991-2005): Thành quả có được là nhờ tinh thần đoàn kết, nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận của nhân dân…
Sau khi tái lập tỉnh, với tinh thần năng động, sáng tạo, đoàn kết, Đảng bộ và quân dân Bình Dương đã vươn lên khắc phục khó khăn, khai thác những thuận lợi về vị trí địa lý, tiềm năng lao động, đất đai của địa phương, tiếp tục kế thừa những thành quả của tỉnh Sông Bé trước đây, từng bước đưa kinh tế - xã hội phát triển liên tục và toàn diện.
Có thể nói, Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa VII nhiệm kỳ 2001-2005 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ đã đề ra. Cụ thể, kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độc cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trưởng bình quân hàng năm 15,5% trong khi đó, chỉ tiêu nghị quyết đề ra 13 - 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/năm. Sản xuất công nghiệp tăng 36,4%, nghị quyết giao từ 28 - 30%, đã tạo bước phát triển đột phá, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, tác động khá rõ trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục được nâng lên. Chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh, góp phần giảm bớt áp lực cho ngân sách tỉnh.
Những thành quả trên đạt được lànhờtinh thần đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh, sựvận dụng có hiệu quả các chủ trương, chính sách vào thực tiễn địa phương; khai thác, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, tích cực tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, được nhân dân tin tưởng, đồng tình và ủng hộ.
Giờđây, Bình Dương vẫn đang đổi thay từng ngày, cơ sởvật chất được xây dựng đồng bộ, đời sống của người dân ngày một nâng cao hơn. Nhiều khu công nghiệp sầm uất, nhàcao tầng thi nhau mọc lên. Những nhàmáy, xínghiệp ăn nên làm ra đãtạo công ăn việc làm cho người dân khắp nơi trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, Bình Dương cũng làmột trong những địa phương đi đầu trong phát triển các thành phần kinh tế, tạo bước đột pháquan trọng trong kêu gọi, thu hút đầu tư, nhất làđầu tư nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sựnghiệp đổi mới chung của đất nước.
KIM HÀ(ghi)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接