Chọc nước ối làm sàng lọc dị tật có ảnh hưởng thai nhi không?_giải bóng đá ý
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 03:45:14 评论数:
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 22,ọcnướcốilàmsànglọcdịtậtcóảnhhưởngthainhikhôgiải bóng đá ý PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết kỹ thuật chẩn đoán trước sinh ở Việt Nam như di truyền phân tử, giải mã trình tự gene... ngày càng tiệm cận được trình độ trong khu vực và thế giới.
"Nhiều bất thường, dị tật hình thái lớn của hệ thống thần kinh, cơ xương khớp, lồng ngực, tim, cơ hoành, thành bụng, rốn, ruột,… phát hiện từ 12-18 tuần thai bằng siêu âm. Có những dị tật tinh vi hơn ở tim, thận tiến triển muộn hơn cũng được phát hiện" - ông Cường nói.
Nhiều người lo lắng khi can thiệp lấy nước ối bệnh phẩm thai làm xét nghiệm di truyền có ảnh hưởng thai hay không? PGS Cường cho hay trước đây khi kỹ thuật chọc ối còn thô sơ, không có hướng dẫn của siêu âm, kim chọc ối tương đối lớn thì biến chứng hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, hiện nay có kỹ thuật chọc ối tốt hơn, bác sĩ thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, kim chọc ối là kim rất nhỏ chọc dò tuỷ sống (dùng trong gây tê, gây mê), lượng nước ối lấy phù hợp, do đó dường như không có biến chứng.
"5 năm chúng tôi thực hiện hơn 11.000 ca chọc ối, tỷ lệ biến chứng rất thấp, chỉ dưới 0,4% gồm cả biến chứng đau hay rỉ ít máu, còn biến chứng mất em bé là không có. Đáng nói, tỷ lệ dị tật được phát hiện tăng lên nhiều" - vị chuyên gia cho hay.
Trường hợp nào thai phụ cần có chỉ định chọc ối? Theo PGS Cường, tất cả các thai phụ phát hiện bất thường hình thái dù nhỏ nhất bằng mọi biện pháp sàng lọc (huyết thanh, ADN tự do hay siêu âm) cho kết quả có nguy cơ cao, đều có chỉ định lấy nước ối.
Điều này nhằm tìm hiểu bất thường có phải nguyên nhân do di truyền không? Những bệnh lý đó có tồn tại, chữa được không và khi em bé chào đời có ảnh hưởng sức khoẻ, sinh hoạt của trẻ? Những trường hợp ấy cần được tư vấn, chỉ định cụ thể.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết y tế là lĩnh vực hợp tác lâu năm giữa hai nước Pháp - Việt Nam. Chính phủ Pháp đã hỗ trợ đào tạo nhân lực cho ngành y tế Việt Nam, trong đó chương trình nội trú bác sĩ Pháp ngữ đã tiếp nhận hơn 3.000 bác sĩ Việt Nam đến thực tập và học tại các bệnh viện của Pháp, bác sĩ Pháp cũng thường xuyên đến Việt Nam đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật...