搜索

Hiểu sự lắt léo của tiếng Việt: "Bóc phốt", "Trẻ trâu" là gì?_kèo chấp 1.5

发表于 2025-01-25 20:39:26 来源:Xổ số 88

"Dám nói rằng,ểusựlắtléocủatiếngViệtquotBócphốtquotquotTrẻtrâuquotlàgìkèo chấp 1.5 dù là người Việt nhưng chắc gì chúng ta có thể hiểu hết tiếng Việt?" - tác giả Lê Minh Quốc đã mở đầu cuốn sách Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm (do Nhà xuất bản Trẻ phát hành) như thế. 

Tác giả khẳng định sự phong phú, thâm thúy và uyển chuyển của tiếng Việt, vốn là điều khiến cho người Việt cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên sự khéo léo, nét tình cảm và cái duyên riêng, làm nên bản sắc và linh hồn tiếng Việt.

Bản sắc bất biến của tiếng Việt nằm trong chính sự biến hóa, tác giả đã tóm gọn điều đó trong hai chữ "lắt léo" và "lịch lãm".

Hiểu sự lắt léo của tiếng Việt: Bóc phốt, Trẻ trâu là gì? - 1

Bìa sách "Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).

Trong cuốn sách, tác giả Lê Minh Quốc khảo sát sự biến hóa này, giúp người đọc hiểu được cái tài tình và ý tứ trong lời ăn tiếng nói của dân tộc, từ đó thêm trân trọng và biết phát huy vốn quý này. 

Cụ thể, ông khảo sát 4 khía cạnh của tiếng Việt: 

Ăn theo thuở, ở theo thời: Bàn về sự biến hóa của tiếng Việt theo thời gian, thể hiện qua các hiện tượng: từ mới hình thành, từ cũ chuyển nghĩa trong bối cảnh mới, cách diễn đạt mới với từ cũ…

Ví dụ: Trẻ trâu, ảo tung chảo, thổi giá, lùa gà, bom hàng…

Nhập gia tùy tục: Hiện tượng sử dụng từ mượn rồi "Việt hóa", tạo nên sắc thái ngữ nghĩa riêng, lâu dần khiến người sử dụng tưởng là "thuần Việt".

Ví dụ: bót, sớp phơ, líp ba ga, bóc phốt…

Rào rú ngái ngôi mô nỏ chộ: Sự phong phú của tiếng Việt thể hiện qua từ địa phương được sử dụng ở miền Trung.

Ví dụ các từ: Rứa, ri, răng, mô, tề…

Rành sáu câu… mút mùa Lệ Thủy: sự đa dạng của tiếng Việt thể hiện qua phương ngữ Nam Bộ xưa nay.

Ví dụ các từ: Công cốc, mút mùa Lệ Thủy, vàm láng, rặt ròng, đầm đìa, thiềng liềng, điên điển...

Trong mỗi phần, tác giả Lê Minh Quốc khảo sát rất nhiều đối tượng ngôn ngữ, cả văn nói và văn viết, văn chương bình dân và bác học, đặt trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau.

Sau đó, ông tra cứu, tham khảo và đối chiếu với hàng chục từ điển và tư liệu khảo cứu để truy tìm về nguồn gốc và quá trình biến chuyển của từng từ, chỉ ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

Qua đó, độc giả sẽ thấy được sự muôn màu muôn vẻ, sự vận động và phát triển của ngôn ngữ. Theo tác giả, quá trình đó giúp từ ngữ trở nên "sống động, thiết thực và "có hồn", chứ không phải là "xác chữ"".

Hiểu sự lắt léo của tiếng Việt: Bóc phốt, Trẻ trâu là gì? - 2

Một số từ của thế hệ trẻ được tác giả phân tích, ví dụ từ "bóc phốt" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).

Trong những đối tượng được khảo sát, tác giả Lê Minh Quốc đặc biệt ưu ái văn chương bình dân, đặc biệt là ca dao, tục ngữ.

Theo ông, chúng lưu giữ "dấu vết văn hóa ngàn năm của người Việt", là những "viên ngọc còn tồn tại muôn đời" nên được ông lấy làm chuẩn, làm mẫu mực khi sử dụng làm văn liệu dẫn chứng cho một từ nào đó.

Ngoài ra, ông cũng đặc biệt thích thú với từ địa phương, dành đến 2/3 cuốn sách để đào sâu và khám phá phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ. Ngôn ngữ luôn được đặt vào một bối cảnh nhất định, gắn liền với văn hóa, lịch sử, thời sự… nên tất nhiên không thể tách rời với nét riêng biệt của từng vùng miền.

Một nhóm từ ngữ khác cũng được tác giả nhấn mạnh là nhóm từ ngữ xuất hiện gần đây, trong đời sống hàng ngày, như: Trẻ trâu, bỉm sữa, ảo tung chảo, thổi giá, lùa gà, bom hàng, bóc phốt…

Thú vị hơn, tác giả tìm thấy rất nhiều trường hợp vay mượn từ nước ngoài đã đi vào trong đời sống, ca dao, thi ca, thậm chí là cả… đờn ca tài tử.

Tất cả chứng minh tiếng Việt luôn mở rộng, biến đổi và dung nạp những yếu tố mới, để ngày càng trở nên phong phú hơn, diễn tả được nhiều điều hơn nhưng vẫn theo cách rất Việt Nam. 

Những khía cạnh trên của tiếng Việt được tác giả minh họa bởi một lượng tư liệu ngồn ngộn, vừa rộng vừa sâu.

Số lượng từ điển và sách khảo cứu mà ông Lê Minh Quốc tham khảo lên tới gần 50, chưa tính số lượng ca dao tục ngữ, cải lương, những câu thơ câu văn, các tư liệu báo chí đơn lẻ. 

Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm thuộc bộ sách Tiếng Việt giàu đẹp của Nhà xuất bản Trẻ, sẽ giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt qua nhiều bối cảnh giao tiếp sinh động, từ văn chương đến đời thường.

Nhà thơ, tác giả Lê Minh Quốcsinh năm 1959 tại Đà Nẵng, là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TPHCM (nhiệm kỳ 2020-2025).

Ông là tác giả của hơn 50 cuốn sách thuộc nhiều thể loại: Thơ, tiểu thuyết, tùy bút, biên khảo…

Một số tác phẩm của tác giả Lê Minh Quốc do Nhà xuất bản Trẻ phát hành:

ThơTrong cõi chiêm bao(1989); Ngày mai còn lại một mình tôi (1990); Yêu em, Đà Nẵng(1999); Tôi chạy theo thơ(2003).

Tiểu thuyết: Bạch Thái Bưởi - Khẳng định doanh tài nước Việt(2007).

Biên khảoNgười Quảng Nam(2007), Người Bến Tre(2020), Lắt léo tiếng Việt(2017), Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm(2024).

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Hiểu sự lắt léo của tiếng Việt: "Bóc phốt", "Trẻ trâu" là gì?_kèo chấp 1.5,Xổ số 88   sitemap

回顶部