Ông đi trên chiếc xe đạp. Ở giỏ trước là những xấp báo. Ông cứ rong ruổi như thế suốt cả buổi sáng trên những con đường náo nhiệt nhất Sài Gòn để giao và bán báo. Có lẽ ông là người bán báo dạo cuối cùng của đất Sài thành này...
Ông có dáng người nhỏ,ệnngườiđànônghơnnămbánbáodạoởSàiGògiải bóng đá ý mảnh mai. Lúc nào ông cũng thắt lưng, rất lịch sự. Chiếc mũ cát-két sụp xuống càng làm cho gương mặt ông nghiêm nghị hơn. Nhìn ông đạo mạo nhưng rất dễ gần.
Ông là Nguyễn Kim Sơn, 61 tuổi. Chúng tôi gặp ông tại sạp báo ngay đầu hẻm 306 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 5, quận 3, TP.HCM). Hai chiếc ghế đặt trên lề đường và 2 ly cà phê đầy đá được mang đến, cuộc trò chuyện giữa tôi và ông bắt đầu...
Ông người miền Bắc nhưng sinh tại Sài Gòn. Gia đình ông vào Nam từ nhiều chục năm nay. Thuở nhỏ ông sống với mẹ và chị ở Bàn Cờ. Năm 18 tuổi, ông học xong trung học rồi thôi không học lên nữa.
"Mẹ tôi rất mê đọc sách, báo", ông kể. Trong nhà ông lúc nào cũng đấy ắp sách báo. Đến năm 1975 cuộc sống có phần khó khăn hơn nên bà muốn có báo để đọc thì chỉ còn có cách đi bán báo. Mẹ tôi bắt đầu sống với nghề bán báo từ thuở ấy.
'Lúc đầu, mẹ tôi không dám lấy nhiều. Bà lấy mỗi thứ vài tờ bán thăm dò, vậy mà lấy bao nhiêu hết bấy nhiêu. Số lượng báo tăng lên và chủng loại báo càng phong phú hơn. Rồi một sạp báo hình thành...
Ông Sơn cùng chiếc xe đạp và giỏ báo rong ruổi trên đường. |
Những năm ấy, muốn tiếp cận với thông tin, với thế giới chỉ duy nhất nhờ vào báo. Mới 4 giờ sáng đã có nhiều người đến đợi tại sạp và khi báo về xếp xong tờ nào họ lấy ngay tờ đó. Báo bán rất chạy và cũng nhờ báo nuôi sống gia đình chúng tôi.
Ba mẹ con chúng tôi cứ thế nối tiếp chuỗi ngày bán báo. Hàng ngày, chị và mẹ tôi ngồi tại sạp. Tôi cùng chiếc xe đạp cà tàng đi đến tận nhà khách hàng giao báo. Cuộc mưu sinh không có gì là vất vả lắm bởi cũng chẳng có bon chen, tranh giành với ai. Đồng tiền kiếm được không nhiều nhưng rất sạch, đủ ngày hai bữa và thuốc men cho mẹ tôi lúc tuổi già.
Dòng đời cứ thế lặng lẽ trôi. Tuổi tôi ngày càng lớn. Tôi nghĩ, mẹ tôi chắc là lo cho tôi lắm vì đã gần 40 tuổi mà vẫn độc thân. Bà thúc giục tôi. Thực ra trong thâm tâm tôi cũng muốn có một mái ấm nhưng tiếc thay tôi vẫn chưa làm quen được với một cô gái nào. Cho đến một hôm, người bạn của mẹ tôi mới gợi ý để tôi quen với vợ tôi bây giờ", ông nhớ lại.
Họ gặp nhau được vài lần. Người phụ nữ ấy người miền Bắc mới vào miền Nam vài năm làm giúp việc cho một gia đình gần đó. Không bao lâu sau đó họ nên duyên chồng vợ.
Ông kể tiếp: 'Đối với nghề bán báo, vợ tôi hoàn toàn xa lạ. Sau khi nghỉ việc vợ tôi về phụ với chị tôi một thời gian cho đến năm 1996 thì chúng tôi chính thức mở ra một sạp báo kéo dài đến bây giờ.
Với sạp báo này, hàng ngày vợ tôi phải có mặt từ sáng sớm đến chiều tối. Bất cứ giờ nào cũng có người đến mua báo. Tôi vẫn cứ trên chiếc xe đạp len lỏi khắp hang cùng ngõ hẹp để giao báo và bán báo. Thời gian này làm ăn cũng tương đối nhưng kéo dài không lâu. Mạng internet xuất hiện và ngày càng rộng rãi. Lượng khách đọc báo giấy giảm dần cho đến hôm nay chỉ còn khoảng 30% so với thời cao điểm".
Hơn 20 năm miệt mài với nghề bán báo, giờ đây sức mua không còn nhiều nên buộc lòng họ thu bớt thời gian bán báo. Mỗi ngày, buổi sáng vợ chồng ông đến tận các cơ quan báo chí để nhận báo bán tới trưa là vừa đủ để nghỉ.
Ông Sơn và vợ |
"Cái gì cũng thế anh ạ - ông nói với tôi - lên tới đỉnh cao rồi cũng phải rơi xuống. Báo giấy hôm nay đã rất giảm sút về số lượng phát hành. Nhưng có lẽ vì thế mà chúng tôi có thêm thời gian dành cho nhau. Trưa về, chúng tôi bên nhau, lo cho nhau từng miếng ăn giấc ngủ. Chúng tôi vẫn chưa có mụn con nào nên tất cả tình yêu thương dành hết cho nhau. Vui buồn cùng san sẻ với nhau. Những lúc đau bệnh luôn có nhau. Tuy lấy nhau đã lâu nhưng tình yêu vẫn nồng nàn như thuở ban đầu".
Đã trưa, vài giọt mưa rơi xuống. Ông xin phép đứng lên phụ vợ dọn hàng. Nhìn ông bà bên nhau chúng tôi thầm nghĩ, dường như đây là cặp tình nhân hơn là vợ chồng. Từng cử chỉ, từng ánh mắt luôn thể hiện yêu thương vô bờ bến.
Tôi nói với ông: "Ở các nước tiên tiên báo giấy vẫn còn hoạt động mạnh. Bên mình cũng thế, chỉ có điều không bằng thời vàng son thôi". Ông bật cười, nói: "Báo giấy ở nước người ta phát miễn phí cho người đọc. Báo mình đến thời điểm rục rịch lên giá vì giá giấy lên cao. Không biết rồi báo giấy sẽ đi về đâu và những người như chúng tôi sẽ ra sao...".
Chiếc đùi gà nóng hổi và cậu bé nghèo ở Sài Gòn ngày Tết thiếu nhi
Sau khi đọc bài báo trên VietNamNet, một tổ chức từ thiện đã tìm đến để trao quà cho bé Thanh Tú, đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo ở TP.HCM.