您现在的位置是:Thể thao >>正文

Thi vào lớp 10 Hà Nội có thêm bài thi tổ hợp: Phụ huynh lo áp lực đè con_soi keo thuy si

Thể thao58791人已围观

简介 - Trước thông tin Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp từ năm học 2019 - 2020, nhiều phụ hu ...

 - Trước thông tin Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp từ năm học 2019 - 2020,àolớpHàNộicóthêmbàithitổhợpPhụhuynhloáplựcđèsoi keo thuy si nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng về áp lực của kỳ thi ngày càng lớn.

thi tuyen sinh vao lop 10
Từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và 1 trong 2 bài thi tổ hợp. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Theo thông tin mà Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố, từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp:Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Tổ hợp thi sẽ do Sở GD-ĐT Hà Nội chọn và công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.

Trong đó, các bài thi Toán, Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và kết quả bài thi trên phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính.

Thông tin này ngay lập tức gặp phải những ý kiến trái chiều từ phía các phụ huynh, đặc biệt các gia đình có con sắp sửa thi vào 10 những năm tới.

Chị Phạm Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không giấu nổi lo lắng khi cậu con trai năm nay lớp 7 khá còi cọc và có thể phải chịu thêm áp lực ở những năm tới.

“Việc thi thêm nhiều môn chắc chắn sẽ tăng áp lực cho các con. Thi ít môn như năm nay mà thấy các con bạn bè tôi đã bạc mặt ra rồi. Học thêm, học chính, học phụ, ngày nào cũng 3 ca mới đủ Văn - Toán – Anh. Giờ lại thêm mấy môn tổ hợp kia nữa, chả biết các con rồi sẽ học vào lúc nào nữa.

Dĩ nhiên, nếu chỉ cần học trên lớp là thi được thì tốt. Nhưng giờ ai đảm bảo cho không học thêm liệu có yên tâm đạt điểm cao.

Sở GD-ĐT cứ nói là tránh học lệch, nhưng cá nhân tôi thì nghĩ không cần thiết phải giỏi toàn diện. Trong thời buổi số hoá công nghệ thế này, nên hướng đến chuyên nghiệp, chuyên sâu thôi. Các con cần thông tin gì thì có thể tra Google và tìm hiểu, còn nếu thích các môn khác thì cho chọn môn để thi.

Chúng ta toàn yêu cầu toàn diện nhưng thực tế chẳng có gì toàn diện hết, kể cả có thi thêm bài thi tổ hợp. Bởi thường thì các con phải lao vào ôn thi nhưng rồi thi xong cũng quên hết”.

phu huynh doi con thi

Một phụ huynh đội nắng hàng tiếng đồng hồ thấp thỏm đợi con hoàn thành bài thi vào 10 ở Hà Nội năm 2017. Ảnh: Thanh Hùng.

Chị Minh cho rằng không cần thiết phải tạo thêm áp lực không đáng có cho các con.

“Nếu mục đích đặt ra là học để lấy kiến thức và áp dụng được vào cuộc sống thì căn bản là các bài giảng hàng ngày. Chứ không phải quan niệm học chỉ để đi thi. Kiểu học chỉ để thi không thực sự cần thiết và hiệu quả. Học lệch hay không căn bản do cách dạy hàng ngày của các thầy cô trên lớp, chứ không chỉ phụ thuộc vào mấy bài thi. Các con không thích học một phần do thầy cô không truyền được cảm hứng cho mà thôi”.

Chị Minh cho rằng, nếu với phương thức này, việc Sở GD-ĐT Hà Nội công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm càng khiến học sinh chỉ còn cách ép mình để chạy theo vì gần như không có sự lựa chọn.

Hệ luỵ sẽ là sự căng thẳng tâm lý luôn như dây đàn đối với cả các con và cả những phụ huynh như chúng tôi. Nếu đã phải thi thì càng cần thông báo sớm để các con có thời gian chuẩn bị sớm, tốt hơn, đỡ phải ôn luyện nhiều môn cùng nhau, gây áp lực lớn.

“Chỉ thương các con thôi, nghe thì có vẻ như được lựa chọn và tôn trọng quyền lựa chọn nhưng thực chất không phải vậy. Con tôi đang rất còi, cố gắng lắm ít vẫn phải 1 tuần 2 buổi học 3 ca. Không khéo sẽ nở ra có cả lớp dạy thêm Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý. Giờ lại phải bắt đầu tìm lớp học mấy môn tổ hợp, nghĩ đến đã hết hồn”.

Nghe thông tin này, chị Nguyễn Thu Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra khá buồn khi áp dụng từ năm học 2019-2020 thì chắc chắn cô con gái lớp 7 của chị sẽ phải trải qua.

“Nếu thi vào 10 Hà Nội không quá căng thì việc thi tổ hợp cũng chẳng phải quá lo vì nhiều tỉnh đã thi như thế từ lâu. Song từ hôm qua đến giờ biết tin xong tôi có khá nhiều suy nghĩ. Vì các cháu thi vào 10 ở Hà Nội năm nay chỉ mỗi Toán với Văn thôi, chưa có thi tổ hợp, mà đã thấy quá căng thẳng, vất vả rồi. Giờ học thêm mấy môn nữa thì thực sự các con không có thời gian mà nghỉ. Con gái về cũng kể cả lớp nghe tin này mà lo lắm bởi chưa biết đề ra kiểu dạng gì”.

Thấy khổ thân con đã đành, chị Hương càng thêm lo về vấn đề tài chính khi nghĩ tới cảnh đầu tư cho con học ôn nhiều môn.

“Bạn bè tôi có con học lớp 9 năm nay toàn thấy kể chỉ 2 môn Toán và Văn thôi nhưng đã mất 4-5 triệu/tháng. Không biết nhiều môn học như thế thì sẽ phải từng nào mới đủ đây”, chị Hương thở dài.

Chị Trần Thị Huệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thời gian này cũng đang như ngồi trên lửa khi con sắp sửa bước vào kỳ thi vào 10 năm nay chia sẻ: “Đầu tư cho con học ôn 2 môn Toán và Văn thôi mà ngoài chi phí gia đình tôi còn mất bao nhiêu thời gian, công sức. Có trải qua mới biết các cha mẹ có con thi vào lớp 10 các lứa sau hẳn sẽ nhiều áp lực hơn. Vì bảo môn nào cũng có thể thi, mà không học thêm mấy ai có thể yên tâm trước một kỳ thi quan trọng”.

thi sinh thi vao lop 10

Nhiều phụ huynh cho rằng việc có thêm bài thi tổ hợp không giúp nhiều trong việc hạn chế học lệch mà có thể gia tăng áp lực thi cử cho con em họ. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Tuy nhiên phía Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020 nhằm mục đích khắc phục các hạn chế của phương thức cũ, triển khai mạnh công cuộc đổi mới giáo dục, chủ động đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các yêu cầu về đổi mới dạy học.

“Phương thức “kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT đã được áp dụng từ năm học 2005-2006 bộc lộ nhiều hạn chế như tạo nên hiện tượng học lệch, học sinh chỉ tập trung vào học môn Ngữ văn và Toán mà chưa tập trung các môn còn lại, như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS. Ngoài ra, khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bậc THCS chưa thật sự khách quan do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi giáo viên; việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh giữa các trường khác nhau”.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội phương án này cũng được đưa ra dựa trên ý kiến đề xuất của hầu hết các hiệu trưởng trường THPT, THCS, trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã trong các hội nghị, hội thảo về xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020.

“Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích tránh sự học lệch của học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; bài thi tổ hợp với mục tiêu dần tiếp cận chương trình SGK mới là “theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên”. Bài thi tổ hợp có môn Ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực Ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng đề án nâng cáo chất lượng dạy học Ngoại ngữ ở trường phổ thông.

Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn Ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với học sinh”, đại diện Sở GD-ĐT cho hay.

Thanh Hùng

Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn từ năm 2019

Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn từ năm 2019

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố từ năm học 2019-2020 sẽ tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp nhiều môn học.

Tags:

相关文章



友情链接