Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Al Jazeera,ìnhcảnhcủangườitịnạnUkrainephảilàmbanghềđểnuôigiađìkqbd ana cô Adylova nói rằng bản thân đang sống với con gái Samira trong một căn hộ ở thủ đô Warsaw của Ba Lan. Thu nhập mỗi tháng của cô hiện rơi vào khoảng 55.400 Hryvnias (hơn 35 triệu VND), vẫn thấp hơn so với tổng chi phí sinh hoạt gia đình cô mỗi tháng phải bỏ ra. Bởi cô còn phải gửi tiền về Ukraine để giúp mẹ mình là bà Abibe Kudusova đang sinh sống ở Kiev, Ukraine.
“Trước khi cuộc xung đột xảy ra, con gái tôi vào buổi tối sẽ tham gia các lớp học online dạy toán, hóa và tiếng Pháp. Rất may, nghề của tôi khi đó là nhà sản xuất của một chương trình truyền hình chuyên về chính trị, nên thu nhập thừa sức trang trải cuộc sống sinh hoạt cũng như trả cho tiền học phí của con gái”, cô Adylova nhớ lại.
Tuy nhiên khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022, cuộc sống của cô Adylova đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi lệnh sơ tán phụ nữ, người già và trẻ em được đưa ra ở Kiev cùng nhiều nơi khác trên khắp Ukraine, Adylova đã quyết định cùng người thân đến Ba Lan tị nạn.
Tới tháng Sáu năm ngoái, bà Abibe Kudusova cảm thấy tình hình ở Kiev và nhiều khu vực lân cận đã ổn định và an toàn, nên quyết định về nước. Dù không muốn xa rời mẹ mình, nhưng cô Adylova vẫn tôn trọng ý muốn của bà.
“Giá cả hàng hóa ở Ba Lan vốn cao hơn nhiều so với ở Ukraine. Tỷ lệ lạm phát ở Ba Lan trong năm ngoái đã lên tới hơn 16,6%, trong khi giá thực phẩm, các dịch vụ tiện ích và tiền thuê nhà đã tăng thêm 20%”, cô cho hay.
Để có đủ tiền trang trải cho sinh hoạt của bản thân và con gái, cũng như hỗ trợ cuộc sống của mẹ mình ở Kiev, cô Adylova đã phải phân bổ thời gian mỗi ngày để có thể làm ba công việc cùng lúc. Công việc đầu tiên và mang lại nguồn thu nhập chính cho cô là làm biên tập video cho một công ty truyền thông Ukraine.
Rất may, Adylova có thể thay đổi lịch trình biên tập theo cách phù hợp nhất, nên cô có thời gian để làm thêm hai nghề khác là dạy tiếng Anh trực tuyến cho 18 người Ukraine và dịch tài liệu từ tiếng Ukraine sang tiếng Anh.
“Bất chấp sau một ngày dài lao động vất vả, tôi cần phải xuất hiện trong lớp dạy tiếng Anh với một nụ cười tươi và tràn đầy năng lượng. Tôi cũng không thể để người thân của mình chứng kiến những lúc bản thân yếu đuối. Nếu trông thấy việc tôi tỏ ra yếu đuối, gia đình tôi sẽ cảm thấy thất vọng. Họ nên có một ‘động lực’ là tôi”, cô Adylova nói.
Trước đây khi còn sinh sống ở Kiev, cô và gia đình thường hay ra nhà hàng. Nhưng nay, việc ra ngoài ăn đã trở nên xa xỉ, buộc cô Adylova và con gái đã phải thay đổi thói quen ăn uống của bản thân.
“Chúng tôi đã phải từ bỏ thói quen đó và mua hàng đống thực phẩm có thể sử dụng trong một tháng tại các siêu thị giá rẻ. Ở thời điểm trước khi cuộc xung đột nổ ra, mỗi lần tôi đi siêu thị ở Kiev sẽ mua khoảng 5kg bò xay với giá từ 144-160 Hryvnias (93.000-103.000 VND) để có thể dùng trong một tháng. Nhưng nay ở Warsaw, tôi sẽ phải bỏ ra từ 45-70 Zloty (240.000-373.000 VND) cho 1 kg thịt bò”, Adylova nói.
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, phóng viên hãng thông tấn Al Jazeera đã hỏi Adylova về quyết định tài chính mà bản thân cô cảm thấy khó khăn nhất mỗi tháng, và câu trả lời đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ.
“Đó là các sự kiện văn hóa, khi tôi đã phải ‘cắt bỏ’ chúng khỏi đời sống của mình hiện nay. Khi còn sống ở Ukraine, tôi sẽ cố dành thời gian tới các sự kiện văn hóa như những buổi hòa nhạc, sân khấu kịch hay rạp chiếu phim. Nhưng ở Ba Lan, tôi đã phải loại bỏ thói quen đó. Không có sự kiện gì xảy ra trong tháng này, dù chỉ là một chầu cà phê. Đây là một cuộc sống khác biệt”, Adylova cho hay.
Điểm danh những vũ khí 'đầu bảng' trên chiến trường Ukraine 1 năm quaChiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2/2022 với các cuộc tấn công từ trên bộ, trên biển và trên không. Cuộc chiến “hao người, tốn của” này đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí hiện đại.