Xổ số 88Xổ số 88

Chuyện không muốn kể của cô giáo nơi ‘3 không’_bóng đá đức hôm nay

“3 không” không điện,ệnkhôngmuốnkểcủacôgiáonơikhôbóng đá đức hôm nay không nước, không đường giao thông cũng không thể ngăn trở quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm lo giáo dục huyện nghèo Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) của cô giáo Nguyễn Thị Xuân Huyên.

Cô là một gương giáo viên điển hình được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng Thầy Cô” do TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

18 năm không ngại khó, ngại khổ

Sinh năm 1974 và lớn lên tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nhưng tháng 9/1997, cô Huyên quyết định nhận công tác tại Tây Giang, một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Thời đó chưa có đường giao thông thuận lợi như bây giờ, mỗi thầy cô mỗi năm chỉ được về nhà hai lần.

Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng cô Huyên đã không ngần ngại nhận nhiệm vụ được giao và cố gắng làm hết sức mình để đem lại cái chữ cho đồng bào bởi cô luôn tâm niệm câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

{keywords}
Học trò ở huyện Tây Giang đa số đều rất nghèo.

Với “lòng quyết tâm còn cao hơn núi”, cô đến bản để dạy học, rồi cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng học tiếng của bà con để có sự hòa đồng. Nhờ vậy, cô luôn bà con tin yêu, gần gũi, được đồng nghiệp và học trò quý mến. Rồi khi huyện Hiên được tách làm hai huyện Đông Giang và Tây Giang, cô được điều động về công tác ở trường vùng cao khu 7 (PTDTBT Tiểu học Tr’hy), huyện Tây Giang.

Nhớ lại lúc đó, cô Huyên tâm sự: “Nói đến cái khó và cái khổ thì ai đã một thời cùng giảng dạy ở huyện Tây Giang với tôi thì đều hiểu rõ. Hồi đó, không có đường giao thông, phải qua sông, qua đò và đi hai buổi đường mới đến được trung tâm huyện, điện không, nước không, chúng tôi phải dùng nước suối để uống. Dù gian khổ nhưng tôi vẫn quyết tâm kiên trì với nghề để không phụ sự tin yêu của bà con và cả sự kính mến, tấm lòng ham học của các em nhỏ chịu hoàn cảnh khó khăn này. Tôi hiểu, chính người dân cư ngụ nơi đây và các học trò nhỏ rất cần con chữ, cần những người thầy cô yêu trường yêu lớp và giúp các em có tương lai tốt đẹp hơn .

{keywords}
Tận tụy với học trò của cả lúc dạy học và lúc vui chơi.

Có thêm động lực nhờ sự quan tâm của xã hội

Qua 18 năm công tác, cô Huyên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm lo giáo dục huyện nghèo. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã nhận được nhiều giấy khen của ngành qua các năm học, được công nhận là chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến, luôn nhận được giấy khen hoàn thành xuất sắc hoạt động Công đoàn qua các năm học cấp ngành và cấp liên đoàn lao động huyện, được Công đoàn Sở Giáo dục Quảng Nam tặng giấy khen, hàng năm được công nhận là Phụ nữ hai giỏi cấp ngành và cấp Liên đoàn lao động huyện.

Tây Giang hôm nay đang từng ngày khởi sắc. Điện đường, trường trạm hầu như đến tất cả các nơi, nên công tác giáo dục nơi đây đã phần nào giảm bớt khó khăn. Nhờ những tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ như cô giáo Nguyễn Thị Xuân Huyên, học vấn và tương lai của trẻ em Tây Giang nói riêng và những huyện miền núi nghèo xa xôi trên cả nước sẽ ngày càng phát triển.

Cô Huyên cảm thấy rất vinh dự được tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”: “Đó là động lực để thầy cô giáo chúng tôi nhận thấy ngay phía sau mình luôn có sự quan tâm, chia sẻ của các doanh nghiêp, của xã hội mà tiếp tục phấn đấu vì sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà”.

{keywords}

Trong chuyến đi thăm các giáo viên của chương trình, TS Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long, người cũng từng làm giáo viên xúc động chia sẻ: “Đó là cảm xúc khó tả của một người đã từng đứng trên bục giảng trong nhiều năm nhưng không có điều kiện tiếp tục nguyện ước của mình. Đó là sự thán phục khi nhìn thấy lòng nhiệt tâm và tận tụy của những đồng nghiệp trẻ trước những khó khăn và thách thức trong công tác giảng dạy, cũng như sinh hoạt hàng ngày với những điều kiện và phương tiện cực kỳ thiếu thốn. Đó cũng là một dịp để chiêm nghiệm về bản thân và xem lại sự “chia sẻ” của chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của thầy cô chưa”.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” là một chương trình ý nghĩa được TƯ. Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo Dục - Đào tạo phối hợp cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tri ân các thầy cô giáo xung kích tình nguyện công tác tại các trường tiểu học điểm lẻ ở 64 huyện nghèo trên cả nước.

Để tìm hiểu về chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, vui lòng truy cập thông tin tại websitewww.chiasecungthayco.com.

Tấn Tài

赞(7155)
未经允许不得转载:>Xổ số 88 » Chuyện không muốn kể của cô giáo nơi ‘3 không’_bóng đá đức hôm nay