>> 13 sự thật thú vị về smartphone trên thế giới
1. Quốc gia gửi nhiều tin nhắn văn bản nhất thế giới: Philippines
Philippines là nước gửi nhiều tin nhắn văn bản nhất với khoảng 1,ựthậtthúvịvềđiệnthoạidiđộnhận định giải argentina4 tỷ thông điệp được gửi đi mỗi ngày. Trong cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, đất nước này được mệnh danh là “xứ sở tin nhắn văn bản” của thế giới.
Ban đầu, tin nhắn văn bản được miễn phí tại Philippines, nhưng các nhà mạng đã áp đặt cước phí sau khi nhận ra sự phổ biến của dịch vụ này. Cuối tháng 11/2012, Các nhà cung cấp dịch vụ di động của Philippine là Smart, Sun Cellular và Globe đã sửa đổi cước kết nối SMS từ 0,35 Pêso Philippine xuống còn 0,15 Pêso/tin nhắn.
2. Tại sao tin nhắn văn bản chỉ có 160 ký tự?
Năm 1985, ông Friedhelm Hillebrand, một nhà nghiên cứu truyền thông 45 tuổi, đã xác định độ dài của tin nhắn văn bản tiêu chuẩn. Hillebrand đã gõ những câu ngẫu nhiên trên máy đánh chữ của mình và hàu hết chúng đều dài dưới 160 ký tự.
Ban đầu, Hillebrand và các cộng sự từ các mạng đi dộng chỉ có thể sử dụng tối đa 128 ký tự trước khi bổ sung thêm không gian để ghi 32 ký tự còn lại.
Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh việc 160 ký tự có đủ để con người truyền đi các thông điệp giao tiếp hay không. Hillebrand đã quyết định đề xuất con số này với 2 lí do cơ bản: Một là các tấm bưu thiếp thường có ít hơn 160 kí tự; Hai là theo thống kê về nhu cầu sử dụng Telex - một dịch vụ điện báo phổ biến thời đó dành cho giới doanh nghiệp - cho thấy, người dùng cũng thường chỉ gửi đi thông điệp trong khoảng 150-160 kí tự.
3. Điện thoại nghe nhạc đầu tiên trên thế giới
Siemens SL45, phát hành vào năm 2001, là điện thoại di động đầu tiên trên thế giới có bộ nhớ mở rộng và hỗ trợ phát file nhạc MP3. Siemens SL45 có thẻ MMC 32 MB và đi kèm headphone stereo. Chiếc điện thoại này có thể phát nhạc liên tục trong vòng 5 giờ sau một lần sạc đầy.
4. Điện thoại bền nhất thế giới
Cuối năm 2011, Sonim XP3300 Force đã được sách Kỷ lục Guinness thế giới (Guinness World Records) công nhận là điện thoại bền nhất hành tinh. Thiết bị dành được danh hiệu này nhờ “sống sót” sau màn thả rơi từ độ cao 25 mét (tương đương với tòa nhà 12 tầng) xuống nền bê tông mà không có gặp trục trặc về hoạt động. Ngoài ra, XP3300 Force không hề bị hỏng sau khi bị ngâm trong nước thải ở độ sâu 2 mét.
XP3300 Force được sản xuất bởi Sonim - hãng nổi tiếng với nhiều dòng điện thoại “nồi đồng cối đá” có thể hoạt động tốt ngay cả khi ngâm nước, đóng băng, hoặc thậm chí là bị “nấu” chung với… mì gói.
5. Chiếc điện thoại đắt nhất hành tinh
iPhone 4 Diamond Rose chế tác bởi nhà thiết kế Stuart Hughes là chiếc điện thoại xa xỉ nhất thế giới hiện nay, với giá khoảng 7.850.000 USD. Lớp vỏ của iPhone 4 Diamond Rose được bao phủ với 500 viên kim cương tổng cộng hơn 100 carat. Mặt sau được làm bằng vàng đỏ (rose gold). Logo táo khuyết của Apple được hình thành bởi 53 viên kim cương. Nút bấm điều khiển cũng được gắn kim cương hồng và bọc bằng chất platinum.