- Gặp thầy Nguyễn Hữu Danh khi đã ngoài 70 tuổi. Nhưng "sức trẻ" trong côngviệc vẫn còn nguyên giá trị. Hiện thầy vẫn đang đảm nhiệm công việc Ủy ban kiểmtra đảng ủy (P.Nguyễn Cư Trinh,ầygiáoxâydựngtrườngchuyênnổitiếngSàiGònhà cái fcb8 Quận 1, TP.HCM). Suốt quãng đời tuổi trẻ thầy đãgắn với "xóa mù" và biến những cái không thành có... >> Thế hệ trẻ hào hứng với hành trình “Theo bước cha ông" Quê gốc Sài Gòn, năm 1955 thầy là một trong những người tập kết ra Bắc, được cửhọc đi học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, dạy Trường học sinh miền Nam Đông Triều.20 năm sau, thầy là một trong những người nhận nhiệm vụ tiếp quản giáo dục SàiGòn và xây dựng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong nổi tiếng hiện nay. Thầy Nguyễn Hữu Danh- người xây dựng trường chuyên nổi tiếng Sài Gòn từ ba không thành ba có Về quê xóa mù Thầy Danh kể lại, 11h30 ngày 30/4/1975 thành phố Sài Gòn được giải phóng.17h30 chiều hôm đó, đoàn giáo dục có 5 người gồm thầy, cô Minh Đoài, cô Loan,thầy Bảy, thầy Trung nhận quyết định về tiếp quản giáo dục Sài Gòn. Lúc đó, Tố Hữu thay mặt Bộ Chính Trị dặn mọi người “bằng bất cứ giá nào phải làmtất cả những cái làm được cho nhân dân Sài Gòn”. Ngày 2/5/1975, đoàn giáo dụccùng khoảng 600 người ở tất cả các ngành xuống tàu biển cấp tốc vào Sài Gòn tiếpquản. Trở về quê sau 20 năm, vốn thông thạo ngoại ngữ trong quá trình học phổ thông (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức), nhiệm vụ đầutiên thầy được giao là giúp Sở Y tế phân loại thuốc thu được từ chế độ cũ. Sau đó, thầy được phân công làm ở phòng THPT, phòng bổ túc văn hóa (sở GD-ĐT),đồng thời giảng dạy chính trị cho cán bộ, xóa mù chữ. “Chúng tôi thống kê, năm 1976 - 1977, TP.HCM có khoảng 40.000 trẻ em thất họcchưa kể người lớn không biết chữ. Nếu thực hiện xóa mù theo lớp thì mỗi năm chỉtối đa dạy được 9.000 trẻ. Sở Giáo dục quyết định mở lớp đêm, từ 7h tối đếnkhuya, người dân thuận giờ nào học giờ đó. Xong công việc ở sở, đêm đến sở chia4 đoàn đi 4 phía khác nhau, vào tận góc xóm, ở đâu có người học ở đó có lớp, lúchọc ở nhà dân, nhà văn hóa, hội trường… Khu vực ngoại thành như Củ Chi, Hóc Mônchúng tôi chờ người dân đi làm đồng về rồi vận động ra lớp xóa mù đến 11-12 giờđêm mới về” thầy Danh nhớ lại. Chỉ sau một thời gian ngắn, việc xóa mù tại TP.HCM đượclàm triệt để, được UNESCO công nhận. Năm 1979, một hội nghị quốc tế đầu tiên vềcông tác xóa mù chữ nhằm lấy kinh nghiệm truyền lại cho các nước trong khu vựcĐông Nam Á được tổ chức tại TP.HCM. Xây dựng trường chuyên, biến "3 không" thành "3 có" Năm 1989, thầy Danh được phân về làm hiệu trưởng Trường THPT Lê Hồng Phongvới nhiệm vụ xây dựng nơi đây trở thành trường chuyên thành phố. “Lúc này Trường Lê Hồng Phong chỉ là một trường điểm bình thường. Mấy tháng trước đó, trường không có hiệu trưởng, gần 100 giáo viên rất hoang mang,công quỹ bị một số người mang ra chia, số tiền còn lại chỉ tương đương khoảng17.000 đồng hiện nay. Nhưng câu hỏi đau đầu nhất làm sao để xây dựng thành trường chuyên khi trong tay "3 không" (chương trình, sách giáo khoa, giáoviên) ” - thầy Danh nhớ lại. Nhưng cái hay của thời kì này là mọi cá nhân đều được quyền làm,làm tốt được hưởng thụ, làm dở phải chịu trách nhiệm. Kể lại việc biến "3 không" thành "3 có", thầy Danh cho biết: "Trong trường, mỗi thầy cô dạy một kiểu khác nhau. Chúng tôi làm đơn xin BộGD-ĐT chương trình xây dựng trường chuyên, nhưng Bộ chỉ có một dự thảo chưa đượcphê duyệt. Nhờ quan hệ, tôi xin bản dự thảo này về đưa cho các giáo viên góp ýđể có bộ chương trình. Rồi gửi đi xin ý kiến của sở, Bộ, vừa dạy vừa rút kinhnghiệm. Về SGK, theo nguyên tắc, trường không được làm sách, nhưng Bộ không có sáchcho trường chuyên. Tôi phát hiện mỗi giáo viên có một bộ in roneo (bài tập insẵn cho học sinh), không giống nhau, tập trung lại soạn thành 1 cuốn dùng chung.Vì bản in đắt đỏ, trường hợp đồng với nhà in, giáo viên được soạn bài, nhà in inlại bán cho các tỉnh. Các bộ bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh ra đời. Chúng tôi khôngbị bắt tội vì làm sách bài tập, không phải sách giáo khoa.” Có được chương trình, sách giáo khoa, giáo viên trường chuyên phải là giáoviên giỏi nhất – thầy Danh nói tiếp. Là lãnh đạo, thầy đưa ra 3 nguyên tắc tuyển giáo viên: Vào trường ĐHSP chọn nhữngsinh viên có học lực giỏi, học bạ cấp 3 loại giỏi; Chọn những giáo viên giỏi xinrút về (nhưng việc này khó khả thi nên lắng nghe dư luận, tìm giáo viên giỏi,không được trọng dụng xin rút); Tìm kiếm giáo viên nổi tiếng trên đài truyền hìnhmời về. Đúc rút kinh nghiệm tuyển dụng, thầy Danh thấy phương pháp tìm giáo viên giỏi, không được trọng dụng xin rút về làmrất được việc. Còn đội ngũ được tuyển qua kênh đài truyền hình chỉ công tác được một thời gianrồi xin đi vì không thích trói buộc. Những sinh viên thực sự giỏi ở trườngsư phạm phần nhiều là sự giỏi "trên giấy tờ". Chỉ sót lại vài sinh viên giỏi, có bố mẹ dạytrong trường, được dẫn dắt, nhưng lúc bố mẹ các em nghỉ hưu các em cũng khônglàm được. Phương án duy nhất là tự bồi dưỡng bằng cách đưa giáo viên đi bồidưỡng đặc biệt. Vốn ngoại ngữ ngữ tốt, thầy Danh đặt mỗi quan hệ với các Đại sứ quán nướcngoài tại Việt Nam và xin được hàng chục suất học bổng cho các giáo viên đi học. Nhưng rồi một chuyện khác xảy ra. “Xin được học bổng, tôi nghĩ mọi người sẽ hoan nghênh, nhưng không phải vậy.Cuộc sống khó khăn, giáo viên cần thời gian làm thêm lo cho cuộc sống. Đi họcrồi không có tiền đi về. Tôi lại cho mở lớp đêm, công ty dịch thuật, kiếm thêmthu nhập cho giáo viên để họ yên tâm đi bồi dưỡng” Giải quyết xong ba vấn đề cơ bản, sách bài tập của Trường THPT chuyên Lê HồngPhong được cả nước tin dùng. Bộ Giáo dục chính thức công nhận chương trình củatrường, đồng thời xuất bản chương trình chính thức. Lúc này, vấn đề tuyển chọnnguồn đào tạo được cân nhắc hàng đầu. Kể về việc tuyển chọn học sinh, thầy Danh cho hay, trường thực hiện thi tuyểnbình đẳng nhưng ưu tiên cho ba đối tượng gồm con em giáo viên và cán bộ quản lýtrong ngành, con cán bộ các ban ngành ở thành phố, và những gia đình nghèo khókhăn nhưng có con học giỏi. “Với người trong ngành dạy ở những vùng rất xa xôi như Củ Chi, Hóc Môn thì con họphải được học ở trường tốt nhất để yên tâm công tác. Con cán bộ thành phố phảiđược tạo điều kiện học giỏi để họ yên tâm công hiến cho thành phố. Những nhànghèo họ nuôi con được như vậy phải tạo điều kiện cho họ thoát nghèo” - thầyDanh lý giải Về chuẩn đầu ra, vị hiệu trưởng cũ Trường chuyên Lê Hồng Phong cho rằng, “họcsinh đủ tiêu chuẩn vào trường, nếu không đạt yêu cầu ra trường, giáo viên phảichịu trách nhiệm giữ lại để bồi dưỡng cho các em. Bài học đặc biệt Trong quá trình tại vị hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong từ năm1989 đến lúc nghỉ hưu (1996) thầy Danh kể về một bài học đặc biệt. “Bình quân 3 ngày, trường tiếp một đoàn giáo dục của nước ngoài đếntrao đổi kinh nghiệm. Một lần, một tổ chức Sách phi Chính phủ của Pháp (tổ chứcchuyên gom sách ế của nhà xuất bản cung cấp cho các tổ chức trên thế giới) đếnthăm và tài trợ cho trường một thư viện với yêu cầu phải mở cửa tự do. Tôi thắc mắc với họ để vậy mất sách thì sao? Họ nói: “Sao ông phải sợ mấtsách, ông nên nhớ sách của ông hay mọi người mới lấy, sách dở không ai lấy. Sáchhay để ở đây chỉ có học sinh và thầy cô xem được, nhưng các em lấy về nhiềungười được xem. Nếu mất sách, chúng tôi sẽ cho ông cuốn sách loại đó mới hơn,ông lại có dùng”. “Ba cái lợi này khiến tôi không còn đắn đo, suy nghĩ. Chúng tôi không làm choriêng mình, trong quá trình làm việc với các đơn vị nước ngoài, chúng tôi xintài liệu của họ photo lại rồi gửi cho hệ thống các trường chuyên phía Nam. Hằngnăm, sau các cuộc thi Olympic, thầy cô trong trường và thầy cô các trường đều ngồilại chia sẻ kinh nghiệm ” – thầy chia sẻ. Điều tiếc nuối nhất với người hiệu trưởng cũ là đã trang bị được một phòngthí nghiệm ảo để học sinh thí nghiệm môn Hóa, nhưng khi thầy nghỉ hưu phòng thínghiệm này không được duy trì. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong giai đoạn thầy Danh làm hiệu trưởngđược phong đơn vị anh hùng thời kì đổi mới, là trung tâm chất lượng cao cho toànmiền Nam”