- Việc ngưng tụ của hơi nước thành mây cho thấy dấu hiệu quan trọng trong nghiên cứu chu trình biến đổi hơi nước cũng như khí tượng của khí quyển Sao Hỏa.
Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?ámphácấutrúccáctầngkhíquyểntrênSaoHỏlịch thi đấu giải brazil
Mây trên Sao Hỏa được hình thành do hơi nước và khí các-bo-níc thường xuyên ngưng đọng thành các hạt đá nhỏ li ti, trôi lơ lửng. Chúng tạo nên các dải mây trắng, thỉnh thoảng có ánh vàng do lẫn bụi vào.
Theo Wikipedia, tầng khí quyển Sao Hỏa có cấu trúc thẳng đứng gần tương tự Trái Đất, gồm thay đổi của áp suất và nhiệt độ theo độ cao, được quyết định bởi sự cân bằng của các dòng đối lưu và các dòng di chuyển của năng lượng nhiệt (như việc hấp thụ năng lượng Mặt Trời bởi khí quyển và sự thất thoát ra ngoài không gian do bức xạ).
Tầng đối lưu
Tầng đối lưu cao đến 40km với nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Tại ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu, nhiệt độ tương đối ổn định. Chính một lượng bụi lớn nằm trong khí quyển Sao Hỏa đã đẩy cao tầng đối lưu lên như vậy (so với khí quyển Trái Đất chỉ khoảng 10 đến 18km).
Ở tầng đối lưu, hai thành phần chính quyết định cấu trúc khí quyển là CO2 và bụi khí quyển. CO2 đã bức xạ nhanh nhiệt ra không khí, tại điều kiện nhiệt độ của Sao Hỏa, làm nguội nhanh khí quyển vào ban đêm. Các hạt bụi hấp thụ tốt năng lượng Mặt Trời và phân phối đều nhiệt lượng trong tầng đối lưu. Trong những đợt bão bụi trên Sao Hỏa, ảnh hưởng của bụi càng rõ, làm thay đổi nhiệt độ ngày đêm đáng kể.
Sự thay đổi nhiệt độ ở tầng đối lưu, trên phạm vi toàn Sao Hỏa, tuân theo dao động ngày đêm đều đặn, đồng bộ với vị trí Mặt Trời, đôi khi gọi là "thủy triều nhiệt".
Tầng bình lưu
Tầng bình lưu trên Sao Hỏa thường nằm trong khoảng độ cao từ 70km đến 140km.
Trong tầng bình lưu, nhiệt độ dao động trong khoảng từ -153°C đến -143 °C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại tăng theo độ cao.
Tầng này và các tầng cao hơn của Sao Hoả sẽ không tồn tại mây nước đá và bụi, tuy nhiên đôi khi có quan sát thấy mây thán khí đá. Các mây thán khí đá có thể đạt tới độ cao 100km.
Tầng trên cùng
Là tầng nằm trên 100km, cấu trúc khí quyển ở tầng này được định đoạt bởi các quá trình phân ly các phân tử, dưới hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Tia tử ngoại của Mặt Trời làm ion hóa các phân tử khí dẫn đến hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp. Các phân tử bị phân tách, trở nên nhẹ hơn, có xu hướng bay lên trên cao, thậm chí thoát khỏi sức hút Sao Hỏa. Các phân tử nặng tổng hợp trong các phản ứng hóa học rơi xuống dưới thấp.
Có thể nói việc phân chia tầng khí quyển của Sao Hỏa cho thấy nhiều điểm tương đồng với Trái Đất.
Con người đã phát thông điệp cho người ngoài hành tinh?
Các nhà khoa học dự kiến đã từng phát đi thông điệp cho người ngoài hành tinh về sự tồn tại của Trái Đất?