Quốc hội giao chính phủ xử lý nghiêm các vụ vi phạm ngân sách_soi kèo napoli hôm nay
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 13:53:17 评论数:
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Đỗ Văn Vẻ phát biểu ý kiến. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9,ốchộigiaochínhphủxửlýnghiêmcácvụviphạmngânsásoi kèo napoli hôm nay chiều 10-6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013; nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Khí tượng thủy văn; thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán.
Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước
Với 384 đại biểu tán thành (tỷ lệ 77,58%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013.
Nghị quyết phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2013 là 1.084.064 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 1.277.710 tỷ đồng. Bội chi ngân sách Nhà nước là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm số kết dư ngân sách địa phương.
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước: vay trong nước 180.347 tỷ đồng, vay ngoài nước 56.422 tỷ đồng.
Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế được nêu, kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2014.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Khí tượng thủy văn gồm 11 chương, quy định về hoạt động khí tượng thủy văn gồm quan trắc; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn.
Dự án Luật được xây dựng trên quan điểm Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động khí tượng thủy văn, quy định hành lang pháp lý, chính sách phát triển hạ tầng khí tượng thủy văn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực khí tượng thủy văn, trao đổi thông tin, dữ liệu quốc tế.
Các hoạt động khí tượng thủy văn mang tính chất phục vụ lợi ích chung, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân và toàn xã hội nên phải có một cơ quan khí tượng thủy văn của Nhà nước chịu trách nhiệm.
Cơ quan này có vai trò chủ chốt trong thiết lập hệ thống quan trắc, thu thập số liệu và cung cấp các thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Đồng thời dự thảo Luật khuyến khích các ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn theo chủ trương xã hội hoá, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của kinh tế-xã hội.
Các sản phẩm của hoạt động khí tượng thủy văn được phân thành hai loại: loại phục vụ công cộng, lợi ích quốc gia được cung cấp miễn phí, phổ biến rộng rãi; loại phục vụ chuyên dùng được coi như một loại hàng hoá và đối tượng sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí phù hợp.
Hoạt động khí tượng thủy văn cung cấp thông tin “đầu vào” cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm cả thích ứng và giảm nhẹ, do vậy nhiệm vụ chủ yếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành khí tượng thủy văn là giám sát biến đổi khí hậu.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học và Môi trường của Quốc hội cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Khí tượng thủy văn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn và hoạt động thực tiễn như quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn; hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu...
Còn băn khoăn về quy định hành nghề dịch vụ kế toán
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, đa số các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán nhằm khắc phục những hạn chế bất cập liên quan đến công tác kế toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Liên quan đến quy định về hành nghề dịch vụ kế toán, đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) băn khoăn về việc dự án luật bỏ quy định dịch vụ hành nghề kế toán với tư cách cá nhân, chỉ giữ lại quy định người có chứng chỉ hành nghề kế toán hoạt động trong doanh nghiệp.
Đại biểu chỉ rõ tờ trình và hồ sơ dự án Luật không trình bày lý do của việc không tiếp tục quy định đối với dịch vụ cá nhân hành nghề kế toán.
Dường như mục đích chính của chính sách này là nhằm hạn chế tình trạng hiện nay có số lượng lớn người hành nghề kế toán nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc không đăng ký hành nghề.
Đại biểu đặt câu hỏi theo số liệu không chính thức, số người hành nghề kế toán bất hợp pháp lên tới 2.000 người.
Thay vì kiểm tra, ban hành các quy định xử lý nghiêm đối với những người hành nghề và các đơn vị sử dụng dịch vụ kế toán trái pháp luật, dự án Luật lại không cho phép hành nghề dịch vụ kế toán với tư cách cá nhân, như vậy có phản ánh tư duy “không làm được thì cấm” và có phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, khi nhu cầu thuê dịch vụ kế toán cho các hoạt động kế toán chi tiết của các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất lớn?
Đại biểu cho rằng cần trả lời thấu đáo các câu hỏi quy định mới này sẽ tác động như thế nào đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các hộ kinh doanh khi mà chi phí thuê doanh nghiệp dịch vụ kế toán cao hơn nhiều so với dịch vụ kế toán với tư cách cá nhân?
Bên cạnh đó, quy định này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội hành nghề của công dân Việt Nam là những người có chứng chỉ hành nghề kế toán tiêu chuẩn ASEAN khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập cuối năm 2015, cho phép 8 ngành nghề lao động trong đó có kế toán được tự do di chuyển, công nhận tay nghề tương đương.
Cùng ý kiến trên, đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông) nêu rõ việc sửa đổi quy định về hành nghề dịch vụ kế toán đã bỏ đi chế định, khái niệm hết sức quan trọng về hành nghề kế toán. Việc bỏ chế định này dẫn đến sự không thống nhất ngay trong dự án Luật vì hành nghề kế toán bao gồm cả người hành nghề kế toán trong các đơn vị kế toán.
Bên cạnh đó, nếu bỏ chế định hành nghề kế toán, chỉ quy định dịch vụ hành nghề kế toán trong đơn vị kinh doanh kế toán sẽ không thống nhất với các quy định của Hiến pháp 2013, làm hàm hạn chế quyền làm việc của công dân đối với những ngành nghề luật pháp không cấm.
Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu lại quy định này để bảo đảm tính hợp hiến với Hiến pháp, thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan.
Về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng không nên quy định đối tượng hành nghề kế toán phải có bằng Đại học trở lên, bởi, hiện nay tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc những đơn vị công lập quy mô nhỏ, đội ngũ kế toán đa phần chỉ cần có trình độ Trung cấp trở lên đã có thể đáp ứng được công việc.
Với quy định trong luật này, nếu không quy định lộ trình phù hợp sẽ dẫn tới việc rất nhiều người đang hành nghề kế toán phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp khi chưa có thời gian chuyển đổi bằng cấp, trong khi xã hội đang khuyến khích giảm lao động thất nghiệp.
Một điều quan trọng khác, theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền là việc cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán.
Hiện nay, người tốt nghiệp ngành kế toán ra trường đi làm tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu quy định bắt buộc việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán phải qua đào tạo tại các cơ sở cấp Trung ương là không hợp lý.
Nên giao việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán cho Sở Tài chính các địa phương nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh rườm rà trong công tác này. Đây cũng là quan điểm của các đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang), Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị).../.
Theo TTXVN