Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền,êntậpviênkiểumớiphảicónănglựbang xep hạng serie a Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Chủ trì hội thảo gồm có: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Phạm Minh Sơn, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Vũ Trọng Lâm.
PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng, hội thảo là dịp để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Hội thảo làm rõ 3 vấn đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; Phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan về thực trạng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ các thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân, làm rõ những vấn đề đặt ra; Đề xuất các định hướng, giải pháp và khuyến nghị về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Theo PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong số những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chỉ thị số 42-CT/TW nêu ra, việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng, đội ngũ của ngành xuất bản là một trong những vấn đề trọng tâm nhất, bởi chất lượng nguồn nhân lực sẽ giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của bất cứ ngành, lĩnh vực nào.
"Thực tế, triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản vẫn còn một số hạn chế, kết quả đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản", ông Sơn khẳng định.
Từ góc nhìn của đơn vị quản lý, thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ - Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, nguồn nhân lực - đội ngũ những tri thức, sáng tạo, nhiệt huyết, tận tâm và trách nhiệm là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất, quyết định thành bại trong cạnh tranh và việc hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh trong quá trình phát triển của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, cơ sở in.
Đào tạo biên tập viên "3 trong 1"
PGS.TS Đỗ Thị Quyên - Chủ tịch Hội đồng trường, Đại học Văn hóa Hà Nội - đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam.
"Thứ nhất cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Thứ hai là gắn kết cơ sở đào tạo với cơ quan, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo, hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới về công tác đào tạo nói chung, công tác đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên của ngành đào tạo nói riêng.
Thứ ba, đổi mới đào tạo từ hình thức đến nội dung chương trình, nội hàm từng môn học. Thứ tư, tăng cường hệ thống học liệu (bao gồm giáo trình, tài liệu chuyên khảo, tham khảo) phục vụ công tác đào tạo", bà Quyên nhấn mạnh.
Để thực hiện thành công Chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành xuất bản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, Tiến sĩ Trần Chí Đạt - Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho rằng, cần từng bước chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản. Các nhà xuất bản và công ty phát hành sách cần phải có đội ngũ nhân lực có năng lực đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn chuyển đổi số.
Để thực hiện được điều này, theo Tiến sĩ Trần Chí Đạt, các cơ sở đào tạo cần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của nhà trường. Đồng thời, cần nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống đại học số/trung tâm nghề số, trung tâm bồi dưỡng số thuộc các cơ sở đào tạo ngành xuất bản, phát hành.
Với góc nhìn của đơn vị làm sách, ông Vũ Trọng Đại, Giám đốc Công ty Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) cho rằng, tác động của AI tới lĩnh vực xuất bản là không thể phủ nhận.
Vì vậy, để trở thành những người sáng tạo nội dung - biên tập viên kiểu mới cần được đào tạo và tự đào tạo về những năng lực sau:
Thứ nhất là đào tạo năng lực tư duy. Theo ông Đại, AI đang là trợ lý đắc lực cho mọi lĩnh vực song nó chưa phát triển tới mức có thể lý luận và chưa có cảm xúc. AI vẫn phụ thuộc vào cách đặt vấn đề/đặt câu hỏi của con người để đưa ra câu trả lời. Do đó, việc đào tạo năng lực về tư duy nên là mục đích chính của việc dạy và học ngày nay, chứ không phải là dạy và học kiến thức như trước đây.
Thứ hai là xây dựng bộ kỹ năng biên tập theo chuẩn mới, tức là biết ứng dụng công nghệ nói chung và AI nói riêng vào học tập và làm việc.
"Tôi thực sự kỳ vọng các biên tập viên kiểu mới - các nhà sáng tạo nội dung sẽ có năng lực 'ba trong một' gồm: hoạch định đề tài, biên tập đồng thời trình bày và thiết kế, định hướng truyền thông. Thậm chí, biên tập viên tương lai phải có năng lực 'nhiều trong một'. Bộ kỹ năng mới hình thành cũng là lúc mà khái niệm về biên tập viên kiểu mới cũng sẽ hình thành", ông Đại nêu quan điểm.
Thứ ba là trang bị nhận thức nền tảng về thế giới và Việt Nam, hình thành bản lĩnh của biên tập viên thời đại mới.Theo ông Đại, trong bối cảnh hiện nay, khi việc sử dụng AI không đúng đắn có thể biến một người bình thường trở thành một gã khủng bố, thì sự ngờ nghệch về xã hội hoặc thiếu nền tảng dựa trên những giá trị nhân bản có thể gây nên tác hại khôn lường.
Phát biểu tổng kết hội thảo, ông Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải góp phần giúp ngành xuất bản thực hiện tốt hai nhiệm vụ kép, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc sách của nhân dân, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, xây dựng ngành xuất bản trở thành một ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn, phát triển toàn diện, vững chắc.
Để hoạt động xuất bản trở thành ngành kinh tế, công nghệ hiện đạiCác đơn vị xuất bản đã thảo luận về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản, đề xuất cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành bảo đảm phù hợp yêu cầu chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Về Thanh Hóa thưởng thức sâu tre
Cần có giải pháp khắc phục áp lực do gia tăng dân số
Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng…
Anh Nguyễn Đức Tuấn: Sống tiết kiệm, giản dị là học theo Bác
Cô giáo trẻ được khen ngợi vì cách xử trí khi động đất tấn công Trung Quốc
Tăng cường hơn nữa các nội dung tuyên truyền về biển đảo
Ông Nguyễn Hữu Từ, Phó Bí thư Tỉnh ủy: Sớm nắm bắt thông tin để có định hướng tuyên truyền phù hợp
Xử lý nghiêm hành vi nhập lậu sản phẩm độc hại
Báo chí Thổ vừa ‘đánh’ Putin vừa ‘run’
Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân