您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Đi đúng đường đụng người đi bộ xử thế nào?_kq bd fa 正文

Đi đúng đường đụng người đi bộ xử thế nào?_kq bd fa

时间:2025-01-15 12:07:59 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Đi đúng đường đụng người đi bộ xử thế nào?_kq bd fa

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo,Điđúngđườngđụngngườiđibộxửthếnàkq bd fa Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Thông tin cháu nêu không rõ là khi tham gia giao thông cháu đi phương tiện gì xe máy hay phương tiện nào. Nên luật sư tư vấn chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

{keywords}
 

 Theo quy định tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại và trường hợp bất khả kháng còn các trường hợp khác phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết bồi thường. Nếu cháu không đáp ứng yêu cầu đòi bồi thường và bên thiệt hại đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để Toà giải quyết thì tòa sẽ căn cứ vào lỗi của các bên để xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An