Căn hộ chung cư chạm mốc 1 tỷ đồng/m2 dân thường 120 năm mới mua được nhà _tyleca cuocbongda
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-25 07:25:03 评论数:
Giá đất nhảy múa dân khó cửa mua nhà
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo về các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.
Đánh giá về thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022,ănhộchungcưchạmmốctỷđồngmdânthườngnămmớimuađượcnhà tyleca cuocbongda Bộ Xây dựng cho biết, thị trường tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và khan hiếm về nguồn cung.
Nguồn cung về nhà ở từ các dự án mới được bổ sung không nhiều, nguồn cung nhà ở mới trong 9 tháng chủ yếu vẫn đến từ những dự án đã được triển khai và đang được mở bán. Lũy kế tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) 9 tháng đầu năm 2022 tăng so cao với cùng kỳ năm 2021, nhưng đã có xu hướng chững lại và giảm mạnh vào quý III/2022.
Về giá bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đại đa số người dân. Căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 - 30 triệu đồng/m2) tại các dự án nhà ở thương mại ở khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2; căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, tình trạng lệch pha phân khúc thị trường đang ngày càng thể hiện rõ. Nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo. Thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2022 có 9.305 căn nhà cao cấp, chiếm đến 80,2%.
Một trong những vấn đề của thị trường bất động sản hiện nay là tình trạng “giá nhà tăng liên tục” trong 5 năm gần đây. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết, từ năm 2019 đến nay, đã xuất hiện dự án và căn hộ bất động sản “siêu sang” với giá rao bán lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2, cá biệt có mức giá đến 1 tỷ đồng/m2.
Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, GS.Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng, trong 10 năm qua, thị trường bất động sản cả nước trải qua nhiều đợt “sốt giá”.
Theo GS.Đặng Hùng Võ, “sốt giá” xảy ra theo chu kỳ và giá nhà ở lần sau lại tăng cao so với lần trước. Tình trạng này dẫn đến hệ luỵ nhóm người thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó có cơ hội mua nhà.
“Một chỉ số quan trọng của thị trường nhà ở là tỷ số giữa giá nhà trung bình và thu nhập trung bình của người dân. Tại các nước châu Âu, giả sử một người dân tiết kiệm 25% lương mỗi năm thì sau 8 năm có thể mua được nhà. Tương tự, tại Thái Lan, người dân mất 28 năm để mua được nhà.
Còn tại nước ta, nếu giai đoạn sốt giá năm 2007 – 2008, người dân phải mất 100 năm mới mua được nhà. Trong cơn sốt giá hiện nay, người lao động bình thường phải mất 120 năm mới mua được nhà”, GS.Đặng Hùng Võ nói.
Báo động: Nhà ở bình dân biến mất?
Thống kê của HoREA đưa ra tại báo cáo đánh giá thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tại TP.HCM, nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân có giá dưới 2 tỷ đồng/căn (dưới 30 triệu đồng/m2) năm 2020 chỉ có 163 căn hộ, chiếm 1%; năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022 không còn nhà ở bình dân (0%), tức là đã biến mất hoàn toàn từ năm 2021.
Trong khi thị trường thiếu hụt về nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, nhà ở bình dân, nhà ở xã hội thì tính trên giá nhà bình dân (khoảng 2 tỷ đồng trở lại, dưới 30 triệu đồng/m2) cũng đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội.
“Nếu so sánh với giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển chỉ cao gấp khoảng 6-7 lần mức thu nhập, nên người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội tạo lập nhà ở nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ” – ông Châu nói.
Tình trạng “lệch pha” cơ cấu sản phẩm bất động sản hiện nay cũng được Bộ Xây dựng nêu ra tại báo cáo gửi Quốc hội. Bộ Xây dựng nhận định hiện cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa. Thậm chí có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025. Trong khi đó, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Đối với nhà ở xã hội mới đạt 7,79 triệu m2/12,5 triệu m2 theo yêu cầu.
Dù cơn sốt đất đã hạn nhiệt như nhận định của Bộ Xây dựng tại các địa phương không còn tình trạng tăng nóng, sốt cục bộ như những tháng đầu năm nhưng giá nhà đất còn neo giữ mức giá cao vẫn là bài toán đặt ra đối với ngành Xây dựng. Khi giá căn hộ chung cư đã chạm mốc 1 tỷ đồng/m2, giá nhà bình dân cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, nhà bình dân vắng bóng khiến giấc mơ an cư của nhiều người dân càng xa vời.
Sắp có thêm 454.000 căn nhà ở xã hộiTheo thống kê của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7 triệu m2.
Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng hơn 22 triệu m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.
Bộ này đánh giá kết quả này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra, đến nay mới đạt 7,79/12,5 triệu m2 theo yêu cầu, trong đó nhà ở công nhân là 3,13 triệu m2 với 62.700 căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 4,65 triệu m2 với 93.090 căn hộ.