Lương IT 100 triệu vẫn thấp_gia bong da y
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 16:02:04 评论数:
"Tất cả các nghề sử dụng trí tuệ cao đều áp lực cả. Muốn có đồng lương cao hơn phần đông,ươngITtriệuvẫn thấgia bong da y đương nhiên phải đi kèm theo sự khó khăn. Tôi làm IT gần 10 năm, sau đó làm kỹ sư quản lý trung tâm dữ liệu hơn 10 năm nữa... Đến giờ, lương của tôi là 275 triệu mỗi tháng. Nhưng muốn "nuốt trôi" con số này không hề dễ chút nào.
Tôi phải làm việc với các đồng nghiệp đến từ Anh, Ấn Độ và Mỹ với nhiều múi giờ khác nhau, họp hành bất thường, luôn có nhiều dự án quan trọng, deadline rất sát, nhiều dự án phải nghiên cứu thêm ngoài sở trường... Vì thế, tôi phải nhờ vợ trông con toàn thời gian và giúp bồi dưỡng để không bị suy nhược thể chất và trụ được với nghề".
Đó là ý kiến của độc giả Kevin Phamvề câu chuyện mức lương trăm triệu của kỹ sư IT Việt. Theo Jobstreet.com, công nghệ thông tin (CNTT) đang nằm trong top 10 những ngành nghề có mức lương cao nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, những người làm trong lĩnh vực IT có thu nhập trăm tỷ mỗi năm vẫn là hiện tượng hiếm.
Dải lương phổ biến của ngành CNTT là từ 8,4 triệu đồng đến 27,4 triệu đồng. Với những sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, lương cơ bản nằm trong khoảng 7-10 triệu đồng. Những người một, hai năm kinh nghiệm sẽ nhận lương mỗi tháng khoảng 10-15 triệu đồng. Con số này có thể lên hơn 20 triệu đồng nếu có tối thiểu ba năm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu, đa dạng.
>> Kỹ sư IT lương 250 triệu bỏ phố về quê
Đồng quan điểm cho rằng mức lương của kỹ sư IT Việt chưa được đánh giá đúng thực chất, bạn đọc Lực Tuệnhận định: "Thứ nhất, nói nghề IT lương cao là vừa đúng, vừa không đúng. Đúng nếu so với nhiều ngành nghề lương thấp kiểu như lao động phổ thông... Nhưng bảo lương cao so với các nghề khác như kỹ sư xây dựng, ngân hàng, kinh doanh... là không đúng.
Thực ra, nghề IT có cảm giác lương cao là vì tuổi để bạn đạt được mức lương gọi là cao sớm hơn các nghề khác (thường là 30 tuổi), trong khi các ngành nghề khác để đạt được mức lương ấy ít nhất cũng phải tầm 35 đến 40 tuổi. Nhưng IT (đặc biệt là lĩnh vực lập trình) lại nhanh đào thải, khoảng 35 đến 40 tuổi. Nếu không được đưa vào vị trí quản lý thì bạn xác định là phải làm các việc khác, ngoài lề như QA, Tester... với mức lương thấp, hoặc là bị sa thải.
Đây là thời điểm kiểu 'nút thắt cổ chai' của ngành IT. Toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh doanh, chính phủ... đều đang có nhu cầu lớn về chuyển đổi số. Nhờ đó, thời điểm này việc nhiều, thị trường lớn, nhưng lại thiếu nhân lực, nghề này lại có tuổi nghề ngắn nên càng khó khăn tuyển dụng. Thực tế đó khiến việc có nhiều bạn không cần học trường lớp chính quy vẫn làm được việc, vẫn có thể tham gia vào nghề... Tất cả là do nhu cầu quá lớn.
Nhưng đến khi chuyển đổi số thành công và đi vào ổn định, thị trường sẽ thoát khỏi 'nút thắt cổ chai'. Với tính chất tự động hóa cao độ hiện tại của nền kinh tế số, chắc chắn khi đó sẽ thừa nhân lực IT (phát triển hệ thống cần nhiều nhân lực, nhưng khi phát triển xong thì chỉ cần vài người vận hành hệ thống, còn lại bị loại hết)".
>> Đằng sau lương 100 triệu của kỹ sư IT
Nhấn mạnh mức lương chín con số của nghề IT vẫn còn thấp, độc giả Cà Lem Câykhẳng định:
"Hiện nay, ngành IT đang bị nhìn nhận sai tại Việt Nam. Ở các quốc gia khác, tôi tham khảo thì thấy họ không gom chung như ở nước ta. Lĩnh vực CNTT có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, cơ cấu lương và nội dung công việc cũng khác nhau, thế nhưng khi cầm hồ sơ đi ứng tuyển thì ứng viên phải có toàn bộ kiến thức của tất cả các chuyên ngành này.
Tôi có thể lấy ví dụ quảng cáo tuyển dụng: 'Tuyển chuyên viên CNTT (từ này khá chung chung), yêu cầu biết hệ thống, biết mạng, biết lập trình..., lương thỏa thuận (mức lương cho vị trí này với bậc đại học, có kinh nghiệm công việc hai, ba năm là 12-17 triệu đồng một tháng)'. Tôi xin hỏi, các anh chị làm nhân sự hoặc là lãnh đạo trong công ty ở Việt Nam đã nhìn nhận đúng tính chất công việc cần tuyển cho vị trí này hay chưa? Và mức lương sẵn sàng để trả cho công việc này nếu tốt nhất là mức nào?
Theo kinh nghiệm làm IT khoảng 10 năm của tôi, thì 85% nhân sự IT ở Việt Nam là nhân viên hỗ trợ, số còn lại là chuyên viên cao cấp hoặc lãnh đạo trong công ty. Và mức lương của họ cực kỳ thấp, trong khi thường phải làm rất nhiều nội dung công việc không tên, không đúng chuyên ngành đã được đào tạo.
Ngoài ra, tôi cũng chưa thấy một trường nào đào tạo xong có trách nhiệm bảo đảm công việc cho sinh viên mới ra trường, và họ không được hỗ trợ gì sau khi tốt nghiệp. Có chăng là tổ chức các buổi hội thảo việc làm.
Các bạn sinh viên sau khi học xong không nắm được ở ngoài thực tế công việc cần những gì, họ được đào tạo nặng về lý thuyết và rất là đại cương. Tại sao, sinh viên mất 4-5 năm đại học mà kiến thức chuyên ngành lại chỉ tập trung ở hai năm cuối?".
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.