Dự báo đến năm 2020 toàn thế giới sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị kết nối với nhau bằng Internet kết nối vạn vật (IOT). Thị trường này sẽ tạo ra 1,àostartupsẽpháttriểnrấtmạnhtrongcáchmạngcôngnghiệltd c19 nghìn tỷ USD doanh thu, với hơn 25 triệu ứng dụng. Máy tính đã và đang tham gia vào quá trình quản lý sản xuất, điều hành với tốc độ chưa từng thấy trước đây.
Đây là cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo..., là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, thương mại điện tử…
Cùng đó, với cơ hội lớn trên nền tảng hạ tầng thông minh hiện nay, các doanh nghiệp startup hoàn toàn có thể là cầu nối để đem những giá trị tri thức của nhân loại về Việt Nam, giúp giải quyết các bài toán của Việt Nam.
Số liệu từ Bộ TT&TT cũng cho thấy, hàng năm tại Việt Nam có hơn 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời, tạo ra một động lực, sức sống mới trong sự phát triển của nền kinh tế.
Trao đổi tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cách mạng 4.0: Cơ hội nào cho startup Việt?” do ICTnews tổ chức mới đây, chuyên gia Tuấn Hà, CEO Vinalink phong trào startup sẽ phát triển rất mạnh trong cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư cũng mang đến hàng loạt cơ hội gọi vốn hơn cho các nhóm khởi nghiệp.
Tuy nhiên chuyên gia Tuấn Hà cũng cảnh báo, để thành công, thực tế cũng đơn giản vì nhiều startup ảo tưởng về sản phẩm của mình.