Thủ tướngChính phủ vừa ký ban hành Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về “hỗ trợ người có công vớicách mạng về nhà ở”. Theămlonhàởchongườicócônhận bóng đá hôm nayo quyết định này, 8 đối tượng chính sách là các bậc lãothành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thân nhân liệt sĩ, thương binh, Bà mẹViệt Nam anh hùng, Anh hùng LLVT nhân dân... sẽ được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữanhà ở theo hai mức: 40 triệu và 20 triệu đồng/nhà. Đây là quyết định được cả xãhội hoan nghênh, ủng hộ và cũng là sự cụ thể hóa chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”của Đảng, Nhà nước ta.
Công ty Xăngdầu Quân đội khu vực 3 trao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Theo số liệucủa các địa phương báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì số người có công đượcthụ hưởng Quyết định 22 sẽ vào khoảng 71.000 hộ. Như vậy, ngân sách Nhà nướcdành cho nội dung này sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đó là một con số không hềnhỏ trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp không ít khó khăn như hiệnnay. Nhìn nhận như vậy để khẳng định rằng: Dù còn khó khăn, Đảng, Nhà nước ta vẫnquyết tâm thực hiện tốt công tác chính sách, thực hiện tri ân người có côngngay trong từng bước phát triển. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định một thực tế, vớigiá cả hiện nay, số tiền từ 20 đến 40 triệu đồng rất khó để sửa chữa, hay xây mớiđược một căn nhà ở với các tiêu chí (diện tích tối thiểu 30m2, thực hiện “3 cứng”:Nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng) như Quyết định 22 quy định.
Vậy làm thếnào để người có công có được chỗ ở thực sự khang trang, vững chắc như mục tiêu đềra theo Quyết định 22. Ngay trong quyết định, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêuphương thức: “Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồnggiúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở”. Trên thựctế, đây chính là phương thức xã hội hóa để có thêm nhiều nguồn lực chăm lo cho đốitượng chính sách. Những năm vừa qua, nhiều phong trào xây dựng nhà ở để thực hiệnan sinh xã hội đã thành công chính nhờ tiến hành bằng phương thức này. Điểnhình như Chương trình xây tặng nhà đồng đội, nhà tình nghĩa của Bộ Quốc phòng;hoặc Cuộc vận động “Mái ấm cho đồng bào nghèo nơi biên giới, hải đảo” do Ủy banTrung ương MTTQ Việt Nam, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Báo Quân đội nhân dântổ chức. Chỉ với số tiền không nhiều, cùng với công sức bộ đội và hội viên các đoànthể quần chúng, sự quan tâm của dòng họ, làng xóm; hàng vạn hộ đồng bào nghèovà đối tượng chính sách đã có mái ấm vững chắc. Hay phong trào “Mái ấm Công đoàn”do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, phong trào “Ngôi nhà 100 đồng” của tuổi trẻquân đội... cũng là những ví dụ tiêu biểu trong việc huy động nguồn lực để xâydựng nhà ở cho người nghèo, đối tượng chính sách.
Như vậy cóthể thấy, mức tiền 20-40 triệu đồng là “phần cứng” do ngân sách Nhà nước hỗ trợ,còn để thực hiện thành công Quyết định 22, rất cần những “phần mềm” với sự sángtạo trong tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền các địa phương mà trực tiếplà đảng ủy, UBND cấp xã. Nếu chính quyền địa phương lập kế hoạch thực hiện côngkhai, minh bạch, chặt chẽ; có cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, bảođảm không để xảy ra thất thoát trong sử dụng nguồn vốn; khéo léo làm công tácdân vận, huy động sức mạnh cộng đồng trong xây dựng, sửa chữa từng căn nhà cụthể... thì nhất định sẽ đạt được mục tiêu chăm lo nhà ở cho người có công.
Bằng nỗ lực,quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhất định Quyết định 22 sẽ được thực hiệnthành công, tạo động lực cho các hộ chính sách đi lên xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh phúc.
Theo BáoQuân đội nhân dân