Lừa đảo mùa du lịch, ai cũng có thể trở thành nạn nhân_kqbd ligue 1

[World Cup] 时间:2025-01-10 12:04:01 来源:Xổ số 88 作者:World Cup 点击:28次

Sự việc một đoàn hơn trăm khách ra sân bay mà không có vé gây xôn xao giới du lịch mấy ngày qua. Những vụ lừa đảo như thế này không còn xa lạ mỗi khi đến mùa du lịch.  

Thông thường kẻ lừa đảo giả là đại lý bán vé,ừađảomùadulịchaicũngcóthểtrởthànhnạnnhâkqbd ligue 1 bán voucher trọn gói khách sạn, máy bay, đăng thông tin lên các hội nhóm. Để “dụ” khách, giá voucher mà những người này đưa ra có thể rẻ hơn mặt bằng chung một chút, hoặc chúng hứa hẹn với khách là “còn vé” trong những ngày cao điểm hoặc đặt được những khách sạn mà các đại lý khác không còn. 

Chị Nguyễn Thị Minh Tuyền (36 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Đà Lạt) là một trong những nạn nhân của lừa đảo voucher du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay. 

Chị Tuyền cho biết, vì công việc bận rộn nên khá sát ngày chị mới tìm mua voucher cho chuyến đi Huế - Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm. Thông qua một nhóm bán voucher du lịch trên Facebook, chị liên hệ với người đàn ông tự xưng là “sale”, hiện sống ở Đà Nẵng. Chị trình bày nhu cầu muốn lưu trú ở một khách sạn hạng sang ở Đà Nẵng vì 2 con chị thích khách sạn này. Còn ở Huế, chị chỉ chọn một khách sạn bình thường. 

Khác với nhiều đại lý mà chị đã hỏi, nhân viên “sale” này báo với chị là khách sạn hạng sang kia vẫn còn phòng, với giá hơn 13 triệu đồng/đêm. Anh ta cũng giới thiệu cho chị một khách sạn 3 sao ở Huế với giá phòng dưới 1 triệu đồng/đêm. Chị Tuyền nhất trí và chuyển khoản tiền đặt cọc cho người đàn ông. 

Khi 3 mẹ con đến Huế, chị nhận phòng suôn sẻ với mã code khách sạn mà người kia cung cấp. Khi thấy khách sạn này chỉ có 1 sao, thay vì 3 sao như đã hứa hẹn trước đó, chị Tuyền thoáng chút nghi ngờ nhưng vẫn bỏ qua. Người này sau đó gợi ý chị sử dụng một số dịch vụ khác ở Huế, chị đồng ý và chuyển khoản thêm tiền dịch vụ vài triệu đồng. Trước hôm vào Đà Nẵng, chị cũng tin tưởng chuyển toàn bộ chi phí khách sạn ở Đà Nẵng. Tổng số tiền chị chuyển khoản lên tới hơn 16 triệu đồng. 

Nhưng khi chị vào đến khách sạn, đưa mã đặt chỗ thì nhân viên khách sạn báo việc đặt phòng này đã bị huỷ từ trước đó. Chị hoảng loạn gọi liên tục cho người đàn ông nhưng người này đã “chặn” chị trên Facebook cũng như chặn số điện thoại của chị. 

Đoạn tin nhắn chị Tuyền trao đổi và chuyển khoản cho nhân viên bán 'tour'
Sau khi chị Tuyền phát hiện khách sạn ở Đà Nẵng chưa được thanh toán, nhân viên bán 'tour' cũng chặn các kênh liên lạc. 

“Từ hôm đó đến nay, tôi bận nên cũng chưa truy cứu thêm. Nhưng tôi sẽ gửi đơn kiện lên công an. Về sau, theo dõi trên nhóm, tôi mới biết cũng có ít nhất 2 người bị tài khoản này lừa giống như tôi nhưng họ bị lừa số tiền ít hơn” - chị Tuyền nói. 

Khi PV truy cập vào tài khoản Facebook mà chị Tuyền cho biết đã lừa mình, thấy ảnh đại diện là một người đàn ông trung tuổi. Các thông tin cho thấy tài khoản này có nhiều người quen bình luận trong các bài đăng. Anh ta cũng công khai thông tin mình là giáo viên tiếng Anh ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, người lạ (chưa kết bạn) thì không thể bình luận công khai trên các bài đăng. Hầu hết các bài viết hiển thị công khai đều đã cách đây 1-2 năm. Gọi điện vào số điện thoại của anh ta có chuông kêu nhưng không ai bắt máy. 

Một số người bị kẻ này lừa tiền đã lên tiếng trong các hội nhóm. 

Chị Tuyền cho biết, cách đây 2-3 năm, chị cũng từng bị lừa mua voucher du lịch khi đưa cả gia đình hơn 10 người đi Nha Trang. “Hồi đó, tôi bị lừa hơn 50 triệu nhưng người này không cắt đứt liên lạc. Tôi vẫn liên lạc được và đã đòi dần được số tiền. Đến bây giờ họ vẫn còn nợ tôi khoảng 10 triệu đồng chưa trả nốt”.

Giống như chị Tuyền, anh Đỗ Khắc Nam (Hà Nội) cũng từng bị một “vố” lừa mất khoảng 40 triệu đồng cho đoàn 12 người đi Phú Quốc hồi tháng 3 năm nay. 

Anh Nam kể, nhân viên bán voucher này là người anh thường xuyên đặt phòng và vé máy bay mỗi khi đi du lịch. “Người quen của tôi giới thiệu bạn này, tôi chưa gặp mặt bao giờ nhưng đã đặt rất nhiều lần, đều không vấn đề gì. Chỉ cần nói muốn đi ngày nào, giờ nào, ở đâu… là bạn ấy báo giá. Mình chuyển tiền là bạn ấy gửi mã đặt, đến ngày là lên đường”.

Vì tin tưởng như những lần trước nên chuyến đi Phú Quốc của 3 gia đình lần này, anh vẫn đặt trọn gói vé máy bay khứ hồi và khách sạn 5 đêm cho cả đoàn. Sau khi chuyển toàn bộ tiền xong, anh Nam nhận được mã đặt phòng, vé máy bay. 

“Chuyến bay vào thì không sao. Nhưng bạn ấy mới chỉ thanh toán mỗi chuyến bay chiều vào. Khách sạn và chuyến bay chiều ra, bạn ấy mới chỉ đưa cho mình cái mã đặt chỗ mà chưa thanh toán nên đã bị huỷ. Mình gọi điện thì không nghe máy. Thế là cả đoàn náo loạn lo đặt phòng khác với giá cao”.

Anh Nam cho biết, nhiều đoàn cũng lâm vào tình trạng như anh - ra đến sân bay mới biết chưa có vé hoặc đến khách sạn mới biết mã đặt chỗ chưa thanh toán hoặc đã bị huỷ. 

“Về sau, tôi mới biết bạn ấy vỡ nợ vì chơi coin. Bạn ấy vốn là dân ‘sale’ thật, từ trước đến giờ làm ăn uy tín nhưng vì vỡ nợ nên làm liều chuyến cuối, lừa tất cả khách hơn 3 tỷ đồng. Bây giờ, bạn ấy bị bắt rồi nhưng không ai đòi được tiền. Đoàn mình bị mất khoảng 40 triệu đồng cho cú lừa ấy”.

Chị Dương Thị Ngọc Anh (Hà Nội) - một nhân viên bán vé có thâm niên của công ty du lịch A.L cho biết, cứ mỗi mùa du lịch là tình trạng lừa đảo lại rộ lên. “Không chỉ có trường hợp giả nhân viên bán vé, đợi khách chuyển tiền cọc là chặn mọi liên lạc, mà còn có cả trường hợp giả làm khách chuyển tiền xong, rồi dụ ‘sale’ click vào đường link để nhận tiền. Nhưng đường link đó là một trò lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng”.

Chị Ngọc Anh kể lại chính trường hợp mà mình suýt là nạn nhân cách đây vài ngày: “Khách đó vào hỏi căn villa sát biển ở Nha Trang 4 ngày 3 đêm cho 6 người. Tôi báo giá 18,5 triệu đồng/căn. Thông thường, khách sẽ dè dặt hỏi xem phải đặt cọc bao nhiêu, nhưng vị khách này ngay lập tức chuyển khoản cho tôi hơn 50 triệu đồng mà không thắc mắc hay yêu cầu gì. Đồng thời, tôi cũng chưa nhận được tiền về tài khoản sau khi khách báo đã chuyển khoản rồi”.

Kẻ lừa đảo thông báo đã chuyển khoản tiền mua 'tour' nhưng người bán không hề thấy tiền về tài khoản. 

Với nhiều thông tin đáng nghi, chị Ngọc Anh đã đưa hình ảnh Facebook và ảnh chụp thông tin chuyển khoản của khách lên nhóm để kiểm tra chéo. Đúng như nghi ngờ của chị, nhiều người đã xác nhận kẻ này chuyên lừa đảo những người bán voucher du lịch. Những đối tượng này thường chốt đơn rất nhanh, chuyển khoản luôn nhưng người bán không hề nhận được tiền. Khi được thông báo như vậy, chúng sẽ gửi một đường link lạ yêu cầu người bán truy cập vào đó để nhận được tiền chuyển khoản. Tuy nhiên, người bán chỉ cần truy cập vào đường link là sẽ bị mất tài khoản ngân hàng ngay lập tức, thậm chí chúng còn rất nhanh chóng “hack” được tài khoản Facebook để ngăn cản người bị lừa tố cáo mình trên các hội nhóm.  

“Kịch bản diễn ra đúng như vậy. Khi tôi báo chưa nhận được tiền, người này đã gửi một đường link nói tôi truy cập vào đó. Nhưng tôi không làm theo và đã nhanh tay chặn ngay Facebook của kẻ đó, đề phòng chúng ‘cướp’ Facebook của mình trước”.

Mặc dù đã làm du lịch nhiều năm và nghe nói nhiều đến những vụ lừa đảo như vậy nhưng đây là lần đầu tiên chị Ngọc Anh suýt trở thành nạn nhân. “Cũng may là mình còn tỉnh táo nên đề phòng, chứ nhiều người không tiếp xúc quen với các giao dịch trên mạng sẽ dễ dàng bị lừa, đặc biệt là khách mua tour. Tốt nhất, nếu mua bán qua mạng, mọi người nên kiểm tra kỹ uy tín của người bán trước khi chuyển tiền, nếu được thì yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, cung cấp thông tin của công ty bán tour để tránh trường hợp mất tiền oan”.

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC

Bài 2: Nhân viên bán 'tour' bày cách phát hiện kẻ lừa đảo mùa du lịch 

Nhân viên bán tour bày cách phát hiện kẻ lừa đảo mùa du lịchMua bán voucher, combo du lịch qua mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một nhân viên sale trong nghề đã tiết lộ một số cách thức phát hiện kẻ lừa đảo mùa du lịch.

(责任编辑:La liga)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接