Thương học trò nghèo, anh công nhân quên cả hạnh phúc riêng tư_tỷ số bỉ
Người không chịu làm 'thầy'
Chúng tôi đến thăm lớp học trên đường 22 (P. Phước Long B,ươnghọctrònghèoanhcôngnhânquêncảhạnhphúcriêngtưtỷ số bỉ Q. 9, TP.HCM) vào một buổi tối. Bước vào bên trong, ở tầng trệt, 6 học sinh cả nam lẫn nữ ngồi quanh 2 chiếc bàn tròn cặm cụi làm bài. Thấy chúng tôi vào, một em đứng lên khoanh tay cúi đầu: 'Thưa bác, bác kiếm ai'?. 'Bác cần gặp thầy của con'. 'Mời bác lên lầu, chú ấy đang dạy lớp trên'.
Nhóm học sinh chăm chỉ học tập. |
Trên lầu, 10 học sinh lớp 7 đang lắng nghe lời giảng của 'chú'. Đó là một thanh niên đứng tuổi thấp người, gầy guộc. Anh mặc chiếc áo thun đỏ, quần đen giản dị. Anh giảng bài bằng giọng Huế lơ lớ.
Thấy tôi, anh nói, chú cố gắng đợi anh đến 21h, tan lớp. Chúng tôi gật đầu, ngồi xem anh và các học sinh dạy và học.
Tranh thủ lúc ngưng giảng, chúng tôi trò chuyện với nữ học sinh tên là Haphi Sáh, dân tộc Chăm. Em theo gia đình từ An Giang lên vùng đất này từ nhiều năm nay. Cha mẹ em đều là lao động thuộc diện khó khăn. Hiện em theo học lớp 7 trường THCS Đặng Tấn Tài.
Em được nhận vào lớp học này để bổ sung cho các môn Hình học, Đại số và Anh văn đang rất yếu. Em nói: 'Nhờ có chú giảng nên con hiểu được bài vở ở trường. Rất may được chú thương, con được lên lớp và đạt được những danh hiệu mà có mơ con cũng không tìm được'.
Các em được cho bài tập ngồi làm. Anh xuống tầng trệt giảng bài cho học sinh lớp dưới.
'Chú chỉ muốn các con gọi là chú bởi chú không muốn làm thầy. Chữ 'chú' vừa thân tình vừa gần gũi. Không phải chỉ đơn thuần là giảng bài cho các con, chú còn muốn trang bị cho các con lễ giáo để trở thành người tốt trong xã hội'. |
Nên người nhờ 'chú'
Giờ tan học, các em lễ phép chào thầy ra về. Chỉ còn mình anh ngồi lại với chúng tôi. Anh là Hoàng Trọng Khánh, 37 tuổi là công nhân lao động phân xưởng thuốc sát trùng của một công ty liên doanh.
Năm 2000, học xong hết lớp 12, gia đình khó khăn anh phải vào Đà Nẵng làm công nhân ngành gỗ. Ròng rã suốt 10 năm vẫn không khá được, anh vào TP.HCM làm công nhân.
Vào một buổi chiều nọ, sau khi đi làm về anh ngồi uống cà phê với một người bạn tại một quán ở đầu đường 22 gần khu gò mả.
Học sinh lớp 7 đang chăm chú nghe giảng. |
Trước mắt anh, trên một ngôi mộ, 4 chị em đang cặm cụi nhìn vào trang sách. Không được bao lâu, chúng xếp sách ngồi cúi đầu buồn bã. Anh đến bên cạnh chúng hỏi 'Vì sao?'. Các em cho biết, muốn học lắm mà không hiểu bài. Anh bảo đưa cho anh xem.
Lần lượt, anh chỉ bài cho từng đứa. Chỉ đến đâu nét mặt chúng tươi đến đó. Cuối cùng chúng nở một nụ cười rạng rỡ, 'Con cám ơn chú. Không có chú con không biết hỏi ai'.
Cứ thế, chúng bấu víu vào anh hết ngày này đến ngày khác. Từ 4 đứa này, con số đến hỏi bài ngày càng nhiều. Có nhiều phụ huynh khá hơn đã dựng lên tại nghĩa trang này một chòi nhỏ để làm nơi học tập. Số lượng cứ tăng dần. Hầu hết đều là con em lao động nghèo không có điều kiện học thêm. Chòi không còn khả năng chứa...
Một người bạn chủ trại mộc cho mượn chỗ làm lớp học nhưng chỉ một thời gian ngắn phải ngưng vì mùi vẹc-ni, dầu bóng lan tỏa khắp nơi khiến cho các em không chịu nổi. Lớp học phải dời đi nhiều nơi trước khi về nơi đây. Tầng trệt và lầu 1 mỗi nơi một lớp. Cứ từ 17h đến 19h, ở dưới lớp 6 thì trên lớp 8, rồi từ 19h đến 21h dành cho lớp 7 và lớp 9.
Các em ôn lại bài đã học. |
Trải qua gần 10 năm, đến nay đã có nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3. Tôi giúp các cháu hoàn toàn miễn phí. Rất may, nhiều phụ huynh có điều kiện góp lại thuê căn nhà này và chính chủ nhà cũng tạo điều kiện cho tôi được tiếp tục làm công việc đáng yêu này.
Nhiều người thắc mắc, tại sao tôi mới học hết lớp 12 mà có thể chỉ dạy được các cháu? Theo tôi, điều quan trọng để làm được việc là kiến thức. Tôi không có bằng cấp cao nhưng tôi thường xuyên trau dồi và học hỏi khắp nơi. Nhờ vậy tôi mới chỉ cho các cháu được. Mà tôi chỉ hướng dẫn các cháu học thôi, không phải dạy nên tôi không nhận là thầy.
Tôi thương các cháu. Lương công nhân quá thấp nhưng khi nhìn chúng, tôi không nỡ bỏ để tìm một công việc khá hơn. Tôi cũng chẳng còn tâm trí nào để tìm cho mình một hạnh phúc riêng nên đến nay vẫn còn độc thân. Các cháu học giỏi, ngoan và nên người là niềm hạnh phúc vô bờ của tôi ...', anh nói.
Ngày 25/12/2017, ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch UBND quận 9 đã biểu dương việc làm của anh Khánh 'Có thành tích đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận'. 2 năm sau, chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tiếp tục khen tặng anh 'Đã có những đóng góp tích cực trong thực hiện các chương trình xã hội - từ thiện liên tục nhiều năm'. |
Chuyện kỳ lạ về giếng cổ, nhiều người cúng lễ ở TP.HCM
Giếng nằm sát đường đi. Cấu trúc xây dựng giếng còn mới. Nhưng theo người dân nơi đây giếng đã hiện diện hơn 2 thế kỷ...
相关文章
Hacker công khai 14 GB dữ liệu ngân hàng Mỹ
Nhóm hacker Anonymous vừa công bố 14 GB dữ liệu, tố cáo Ngân hàng Bank of America phối hợp cùng một2025-01-25"Có tình trạng học sinh không muốn nhưng phải học thêm thầy cô ở trường"
Trên đây là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) về nhữn2025-01-25Dân Trung Quốc sợ hãi tới mất ngủ vì xe đạp “kêu cứu thảm thiết”
Một “nghĩa địa xe đạp” ở Trung Quốc. Ảnh: SCMPTrên khắp Trung Quốc, nhiều chiếc xe đạp đang cố gắng2025-01-25Viber có thêm công cụ chống thư rác
Viber có thêm công cụ chống thư rácỨng dụng Viber vừa tung ra một số công cụ chống spam và đảm bảo q2025-01-25Nghệ sĩ Thanh Hoàng qua đời vì ung thư
Diễn viên Cát Phượng cho hay, NSƯT Thanh Hoàng qua đời lúc 16h hôm nay (26/7) hưởng dương 55 tuổi.Vợ2025-01-25‘Chuồng cọp’ khủng mọc trên trung tâm thương mại OCD Plaza
Công trình Chợ - Trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa (Trung tâm thương mại OCD Plaza) thuộc phường Ô Chợ2025-01-25
最新评论