Chiều 7/10,ứtrưởngXâydựngtrảlờicâuhỏivềgiánhàởđangtăngđộtbiếbongdaso.wap tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng trả lời câu hỏi về việc giá nhà ở một số thành phố lớn đang tăng đột biến.
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng cao. Nguyên nhân đầu tiên là lệch pha cung cầu, cầu lớn hơn cung nhiều. Hai là việc thổi giá, đẩy giá.
Vừa qua, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin về việc một số địa phương tổ chức đấu giá, như Hà Nội, giá bất động sản bị đẩy lên rồi bỏ cọc. Ba là do chi phí đầu tư đầu vào của bất động sản tăng cao, đến từ chi phí đầu tư xây dựng và tiền sử dụng đất.
Để giải quyết câu chuyện giá bất động sản tăng có phù hợp với nhu cầu, khả năng mua của người dân, kiểm soát các nguyên nhân tăng giá trên, Thứ trưởng Xây dựng cho hay, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã có nhiều quy định rất rõ ràng, mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát các hành vi thổi giá và lũng đoạn thị trường bất động sản.
Vừa qua, để kịp thời chấn chỉnh hiện trạng đấu giá quyền sử dụng đất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện yêu cầu và giao nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đề xuất thí điểm Trung tâm giao dịch bất động sản do nhà nước quản lý
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản “phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, nguyên nhân tăng giá bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, đất ở và ổn định thị trường bất động sản” gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ cũng có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản ở các tỉnh, thành phố.
Trong cả hai văn bản này, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến các dự án, chủ đầu tư/đơn vị môi giới có hiện tượng thổi giá, trục lợi; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).
Các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử dụng đất… nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường (nhằm giảm thiểu lệch pha cung cầu, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM nơi nhu cầu thị trường lớn nhưng nguồn cung hạn chế).
Cùng với đó, các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức công bố, công khai thông tin về thị trường bất động sản, các chương trình, kế hoạch phát triển khu đô thị, nhà ở, các dự án bất động sản được phê duyệt, các dự án đầu tư đáp ứng điều kiện huy động vốn theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng gian lận, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao Bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, thí điểm mô hình “Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do nhà nước quản lý" nhằm hạn chế rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.
Đồng thời, giao Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu thuế phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nhà, đất đã được mua, bán, nhưng bỏ hoang, không sử dụng gây lãng phí nguồn lực xã hội, tạo ra cầu ảo.