Tập 2 tháng thi giải "siêu marathon" 100km
Trong làng chạy "phủi",àngtraingườiMôngvàhànhtrìnhđibộxuyênViệtđồkqbd southampton Thào Quang Khải là cái tên xa lạ. Chàng trai người dân tộc Mông mới chỉ biết đến đi bộ và chạy từ năm 2019.
Tố chất đặc biệt giúp Khải chỉ mất 2 tháng tập luyện, trước khi bước vào cuộc chinh phục đầu tiên ở giải chạy được đánh giá là khó nhằn nhất Việt Nam: Vietnam Mountain Marathon 2020.
Hành trình 100km xuyên đêm tại vùng núi Sapa được Khải hoàn thành khiến giới chạy "choáng váng". Thông thường, một người mới chạy cần 6 tháng tới 1 năm tập thể lực để chạy marathon (42km), nhưng chàng trai 25 tuổi lại vượt qua mọi giới hạn và quy luật để về đích ngon lành.
Đó là giải đấu mà Quang Khải muốn là bài test, để anh chuẩn bị cho một giấc mơ ấp ủ thực hiện trong nhiều năm: Đi bộ xuyên Việt.
"Tôi tập luyện 2 tháng, ban đầu chỉ là chạy 5-10km, sau đó tăng dần khối lượng trước khi quyết định tham dự giải chạy địa hình 100km ở Sapa. Đó là giải đấu mà tôi đặt mục tiêu phải vượt qua, để hướng tới một cuộc thử thách đặc biệt là xuyên Việt", Thào Quang Khải chia sẻ.
Những ngày tháng rong ruổi xin ăn, xin ngủ
Hơn 1 năm trước, ngày 18/4, Thào Quang Khải bắt đầu những bước chân đầu tiên trên hành trình chinh phục thử thách đi bộ xuyên Việt. Từ đất Mũi Cà Mau, chàng trai người Mông háo hức lên đường mà không tưởng tượng ra vô vàn khó khăn đang chờ đợi mình ở phía trước.
Chuyến đi bộ xuyên Việt có thử thách đặc biệt. Toàn bộ hành trình của Khải đều phải dựa vào khả năng sinh tồn của bản thân, và đặc biệt là tài... xin ăn, xin ngủ.
"Tôi mang theo một ba lô đựng chai nước 2l, 4 bộ quần áo mỏng, 2 điện thoại để quay chụp, 1 pin dự phòng. Tôi không có đồng nào trong người. Trên đường, tôi phải xin ăn, xin ngủ, có những hôm lên đường với cái bụng đói meo, còn ngủ thì thường xuyên ở ngoài đường, ngoài hiên nhà hay nằm võng",Quang Khải kể lại.
Là một chàng trai dân tộc rất chất phác, chân thành, nhưng Khải không phải lúc nào cũng xin được bữa ăn hay chỗ để ngủ. Một phần khi đó đang là mùa dịch, phần vì nhiều người dân không tin tưởng vào người lạ.
"Những lúc không được giúp đỡ, tôi buồn và hụt hẫng vô cùng, cảm thấy thật trống vắng, cô đơn. Nhưng cũng có những người dân rất tốt bụng. Ở Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long... tôi thậm chí còn được đón về nhà ngủ, nên lại có động lực để bước tiếp", Khải nói.
Quang Khải cho biết, hành trình đi bộ của anh từ Cà Mau ra Hà Nội hết 53 ngày, với hơn 2.300km. Khải chọn cung đường ven biển để được thoả niềm đam mê khám phá miền đất mới.
Nhưng cũng có những cung đường khiến chàng trai người Mông suýt phải bỏ cuộc như đường đèo, đường nhiều nắng gió không một bóng cây. Những lúc đó, Khải đã phải đấu tranh "dừng lại hay bước tiếp", và anh luôn quyết định không bao giờ đầu hàng khó khăn.
"Mỗi ngày tôi lên đường vào 4h sáng, đi bộ tới 11h trưa. Buổi chiều tôi đi từ 14h tới 18h, mỗi ngày đi khoảng 60km. Điều quan trọng ở những chuyến đi này là mình phải định vị được nơi nào có nhà dân để nghỉ qua đêm", Quang Khải cho biết.
Thào Quang Khải đi mất gần 2 tháng, thay hai đôi giày và sút 5kg, nhưng anh được trải nghiệm cung đường tuyệt vời và nhiều thử thách từ đất Mũi Cà Mau tới Thủ đô.
Hành trình ấy có nhiều sự chê bai, nghi ngờ, nhưng cũng có không ít sự động viên, khích lệ, giúp chàng trai Bắc Hà hoàn thành hơn 2/3 chặng đường đi dọc miền tổ quốc.
Điểm cuối Lũng Cú và thông điệp cho các bạn trẻ
Sau hơn 1 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và nhiều lý do khác, Thào Quang Khải thực hiện nốt giấc mơ đi bộ xuyên Việt với cung đường Hà Nội-Hà Giang. Đây là chặng thử thách nhất với phần lớn đường đồi núi, vì thế Khải có sự chuẩn bị kỹ hơn.
"Do dịch được kiểm soát nên lần này tôi đi chậm để khám phá và lan toả niềm đam mê của mình với người dân Việt Nam. Tôi chọn ngày đẹp 19/8 để xuất phát từ Hà Nội và quyết tâm có mặt ở cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang sau đó 1 tháng. Dĩ nhiên đây vẫn là chuyến đi 0 đồng",Quang Khải cho biết.
"Dù hành trình chưa kết thúc, nhưng tôi rất tự hào khi mình là người dân tộc đầu tiên đi bộ xuyên Việt. Ngoài niềm đam mê khám phá và thử thách bản thân, thông điệp mà tôi muốn gửi tới mọi người sau chuyến đi này chính là đừng lãng phí tuổi trẻ.
Người dân tộc Mông lấy chồng, lấy vợ sớm lắm, từ 13 tuổi. Tôi muốn các bạn trẻ hãy dấn thân, đối mặt với thử thách, mở mang kiến thức bởi thế giới bên ngoài luỹ tre làng rất rộng lớn", Thào Quang Khải nói lời gan ruột của mình.