Nhận thấy tình trạng bất thường,ậncấpsaulầnlộinướcbẩkết quả các trận gia đình vội đưa ông V.V.S vào Trung tâm Y tế TP Móng Cái (Quảng Ninh) điều trị sau đó chuyển lên Bệnh viện Bãi Cháy. Bệnh nhân cho biết trước khi vào viện 1 tuần, ông bị chấn thương ở chân phải, tình trạng nặng lên sau khi lội nước bẩn.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mô tế bào, nhiễm trùng cẳng bàn chân phải, theo dõi nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp. Sau gần một tuần điều trị tích cực, tình trạng nhiễm trùng ổn định.
Viêm mô tế bàolà bệnh khá phổ biến với biểu hiện là nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da với các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ và đau, nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất ở vùng chi dưới.
Tổn thương cũng có thể lan rộng đến hạch lympho và đi vào máu. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng.
Bệnh thường có các triệu chứng như: Đau và cảm giác ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương; da mềm sưng, nóng, đỏ, căng bóng; vùng da đỏ hoặc vết loét trên da lan nhanh; tạo mủ và áp xe; sốt.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như: Ớn lạnh; mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, mê sảng; đau cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi. Ngoài ra, các triệu chứng cho thấy bệnh viêm mô tế bào đang lan tỏa như buồn ngủ, hôn mê, chảy rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da, phồng rộp da.
Bệnh xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập, thường gặp tụ cầu vàng (Streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus)…
Các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh như áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở các vùng khác.
Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn da, cần thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, cẩn thận các vết trầy xước ngoài da ngay khi phát hiện. Chỉ cần lau rửa vết thương thường xuyên bằng nước sát khuẩn hoặc nước sạch, nước muối sinh lý; sử dụng thuốc bôi để vùng da tổn thương nhanh lành hơn (theo đơn hướng dẫn của bác sĩ). Nên băng vết thương nghiêm trọng, vết mổ, để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.