Một số nghiên cứu theo dõi tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh niên cho thấy đã có những thay đổi đáng kể trong hành vi và tâm trạng của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ cho biết con họ xuất hiện tình trạng lo lắng,úptrẻlấylạitinhthầnsaukỳnghỉhèkéodàivìđạidịnhan dinh wolves bộc phát tức giận và thiếu tương tác. Các bác sĩ nhi khoa và các nhà tâm lý học trẻ em đều cho rằng, trẻ em có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này nếu chúng ta giúp trẻ bằng những biện pháp sau.
Trấn an cảm xúc của trẻ
Hãy lưu ý về cách những người thân trong gia đình thảo luận về Covid-19. Các cuộc trò chuyện của bạn về đại dịch có thể làm tăng hoặc giảm sự sợ hãi của con.
Hãy nhắc nhở con rằng gia đình đều khỏe mạnh và bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giữ an toàn cho mọi người. Hãy cẩn thận lắng nghe những gì con nói, hoặc để con vẽ ra những gì con suy nghĩ và cảm nhận.
Sau đó, giải thích và trấn an tinh thần cho con. Cùng con tập các bài tập hít thở sâu để làm dịu hệ thần kinh.
Thiết lập, duy trì thói quen thường ngày
Khi trẻ bắt đầu năm học mới, cần thiết lập một lịch trình học tập, nghỉ ngơi khoa học. Ngoài thời gian học online cố định, cha mẹ hãy cùng con thiết lập kế hoạch học tập và vui chơi, giải trí.
Điều này sẽ giúp con có cảm giác tự kiểm soát, dự đoán về những gì mình cần làm mỗi ngày. Như vậy, trẻ sẽ không bị hoang mang và lo lắng, ngược lại trẻ sẽ thấy mình chủ động được mọi thứ trong tay.
Ngoài ra, việc xây dựng một lịch trình cụ thể cũng sẽ giúp trẻ và các thành viên khác trong gia đình tôn trọng nhu cầu của người khác về thời gian và không gian riêng của mỗi cá nhân.
Tìm thông điệp từ những khoảnh khắc trong cuộc sống
Cha mẹ cũng cần suy nghĩ lạc quan. Hãy tìm ra những thông điệp sống tích cực từ những khoảnh khắc trong cuộc sống để truyền tải cho trẻ.
Nếu như bạn nghĩ rằng đại dịch đã khiến trẻ bỏ lỡ rất nhiều thứ thì cũng đừng quên nhắc trẻ rằng, bản thân các con cũng đã học được rất nhiều. Các con có thể học được những bài học quý giá về cách thế giới vận hành, cách mọi người tương tác và làm việc với nhau để giải quyết một vấn đề lớn.
Với sự hỗ trợ của cha mẹ, con trẻ có thêm nhiều hành trang để có thể ứng phó với nhiều thử thách hơn trong tương lai.
PV (Nguồn: Parents, verywellmind)
Là người lớn, khi chúng ta thấy hành động không đúng mực của con trẻ, bản năng của chúng ta là lấy roi để răn đe. Tuy nhiên, hình thức này có thể phản tác dụng.