Liên quan đến việc ông Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi (Long Thành,ầygiáoxinnghỉvìvấnnạndốitráHiệutrưởngcóđượcquyềnchonghỉnhân dinh bong da hom nay Đồng Nai) kí tên vào đơn đề nghị cho thôi việc của ông Lê Trần Ngọc Sơn, giáo viên Tiếng Anh, có nhiều ý kiến độc giả thắc mắc phải chăng ông Tùng đã làm sai quy trình, sai thẩm quyền?
Cụ thể, trong lá đơn ngày 6/10, ông Sơn nêu lý do: “công tác trong ngành giáo dục nhưng có nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ”.
Ngày 10/10, ông Nguyễn Thanh Tùng đã kí vào lá đơn này. Trên đơn có ghi dòng chữ: “Qua xem xét đơn của ông Lê Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Tiểu học An Lợi; Trường Tiểu học An Lợi chấp thuận cho ông Sơn nghỉ việc theo nguyện vọng. Kế toán liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết chế độ chính sách cho ông Sơn”.
Thầy giáo viết đơn xin nghỉ vì 'vấn nạn dối trá' gây nhiều ý kiến trái chiều |
Một giáo viên ở TP.HCM nhận định, có thể ông Sơn nói đúng cho trường hợp của mình nhưng trong một văn bản hành chính, việc sử dụng ngôn từ như vậy là không phù hợp. Nếu ông Sơn muốn nghỉ việc nên ghi lời lẽ đúng đắn, phù hợp. Về phía hiệu trưởng nhà trường khi nhận được đơn cũng không nên ký với bút phê ngay như vậy.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, phân tích thủ tục nghỉ việc của ông Lê Trần Ngọc Sơn được thực hiện theo Luật Viên chức. Khoản 4 điều 29 Luật này quy định: “Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 3 ngày”.Đơn của ông Sơn chưa đáp ứng thời hạn báo trước và lý do đưa ra trong đơn cũng chưa phù hợp với Luật Viên chức.
Theo Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, ông Sơn cần làm lại đơn và báo trước 45 ngày theo quy định để được giải quyết. Với những lý do mà ông Sơn đưa ra trong đơn cũng là một trong những điều kiện làm ảnh hưởng đến môi trường công tác, nên được hiểu là lý do để ông Sơn xin thôi việc.
Còn trong trường hợp ông Sơn làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn, thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp:
Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;
Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Khi đó, những lý do mà ông Sơn nêu trong đơn có thể được xem là chính đáng vì “không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc”.
Theo quy định tại tại Khoản 3, Điều 57 Nghị định 115/-NĐ-CP, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì hiệu trưởng nhà trường chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
TS Luật học Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật - Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng đây là trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Nên về câu chữ, đơn của ông Lê Trần Ngọc Sơn phải viết là Đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điều 29 của Luật Viên chức.
Mặt khác theo điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ, viên chức muốn chấm dứt hợp đồng làm việc phải gửi đơn cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trong trường hợp này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là Hiệu trưởng của Trường Tiểu học An Lợi. Do đó, ông Sơn gửi đơn cho Hiệu trưởng nhà trường là đúng.
Về thẩm quyền quyết định cho ông Lê Trần Ngọc Sơn nghỉ việc, theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, Khoản 3, Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt hợp đồng làm việc.
Trong vụ việc này, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi là người có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng làm việc. Vấn đề ở đây là dường như thủ tục tiến hành chấm dứt hợp đồng làm việc chưa được thực hiện đúng.
Theo ông Sơn, muốn giải quyết việc này thì hiệu trưởng phải ra quyết định về chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không phải kí tên và đóng dấu của nhà trường.
Lê Huyền
Việc thầy giáo Lê Trần Ngọc Sơn làm đơn xin thôi việc đang nhận nhiều ý kiến bình luận, nhưng tựu chung lại - thêm một lần “làm đau” giáo dục.