Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,íthứcnhàkhoahọcvănnghệsỹgópphầnlàmrạngrỡnonsôngđấtnướtt trực tiếp bóng đá hôm nay lực lượng trí thức, văn nghệ sỹ luôn giữ vai trò rất quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và độc đáo của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước ta.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: K.T)
Ngày 31/7/2020, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị “Gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ” nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2020); hướng tới chào mừng 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; cùng gần 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu trong cả nước.
Báo cáo, đánh giá vai trò và những cống hiến của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc 90 năm qua, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Trong 90 năm qua, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều lĩnh vực: Tham mưu hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách phát triển; tư vấn, phản biện xã hội; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giáo dục và đào tạo; bảo vệ tài nguyên và môi trường; văn hóa, văn nghệ; chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; trong lĩnh vực báo chí xuất bản, thông tin truyền thông; đối ngoại; quốc phòng, an ninh; đóng góp trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Nhiều giải thưởng quốc gia và việc phong tặng các chức danh khoa học, các danh hiệu cao quý cho trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ... được thực hiện, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội khích lệ, động viên to lớn đối với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ. Cùng với đó, việc tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ... đã góp phần phát huy tiềm năng và nội lực của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học trong hoạt động thực tiễn.
Trong các chặng đường cách mạng của dân tộc, đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ đã có những đóng góp to lớn. Trước cách mạng Tháng Tám, đông đảo trí thức trẻ yêu nước và tiến bộ đã hòa mình vào phong trào đấu tranh yêu nước, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc, góp phần làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hưởng ứng lời kêu gọi người tài đức tham gia phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đông đảo nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ đã tham gia giúp sức cho Đảng, Chính phủ từng bước chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chống lại “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ đã phát huy vai trò tiên phong sáng tạo, sát cánh cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và toàn dân tộc tiến hành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hòa cùng không khí sục sôi kháng chiến của cả dân tộc, bao lớp trí thức, văn nghệ sĩ đã hăng hái tình nguyện nhập ngũ, “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu, cùng với quân dân cả nước tham gia kháng chiến. Mỗi văn nghệ sĩ, trí thức tự đứng vào một vị trí, tự gánh lấy một trách nhiệm, tự làm đầy một lẽ sống. Với khẩu hiệu “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá; cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”, văn nghệ sĩ, trí thức cả nước tiến hành một cuộc dấn thân triệt để. Lớp thì tòng quân, lớp thì luồn sâu vào các vùng sau lưng địch, bộ đội bám địch, văn công bám bộ đội, dâng lên cả một phong trào sáng tác và biểu diễn, huấn luyện đội ngũ, vừa đưa đến cho chiến sĩ, đồng bào những sáng tác mới nhất, vừa tổ chức dịch thuật những tinh hoa của các nền văn nghệ tiên tiến trên thế giới. Từ một dòng văn nghệ cách mạng đã trở thành một nền văn nghệ mới: dân tộc, dân chủ, tràn đầy sức sống và triển vọng. Lớp lớp các trí thức - văn nghệ sỹ - chiến sĩ, hăng hái tham gia, phục vụ cách mạng một cách tận tụy, hết mình. Nhiều nhà văn trong kháng chiến chống Pháp đã lăn lộn ở chiến trường, tham gia các chiến dịch Thu Đông, Việt Bắc, Biên giới, Điện Biên Phủ… Trong số đó có nhiều người đã hi sinh anh dũng như các nhà văn - chiến sĩ Nam Cao, Trần Đăng, Trần Mai Ninh… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có không ít văn nghệ sỹ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sỹ như các nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.
Sau ngày thống nhất đất nước đến nay, những phản biện, tham vấn, sáng tạo của đội ngũ trí thức tham gia hiến kế cho công cuộc đổi mới đất nước. Để chuẩn bị cho Đổi mới, ngay từ cuối năm 1985, một số tổ, nhóm, tiểu ban (gồm những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giỏi) nghiên cứu những vấn đề có tính chiến lược, cấp bách, quan trọng của đất nước đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành lập và trực tiếp chỉ đạo, đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc Đổi mới.
Đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ đã đã có sự trưởng thành nhanh chóng, phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng vai trò động lực, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các kết quả nghiên cứu của trí thức khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần cung cấp căn cứ khoa học xây dựng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…
Đồng chí Võ Văn Thưởng và đồng chí Trần Thanh Mẫn trao bằng khen cho các trí thức,
văn nghệ sĩ tiêu biểu. (Ảnh: K.T)
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe ý kiến phát biểu của 4 văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho hơn 6 triệu văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học cả nước, khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và những đóng góp to lớn của văn nghệ sĩ, trí thức nhà khoa học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, các văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học cũng bày tỏ những khó khăn, bất cập cũng như kiến nghị những giải pháp để phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức trong thời gian tới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định: Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lực lượng trí thức, văn nghệ sỹ luôn giữ vai trò rất quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và độc đáo của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước ta. trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ nước nhà luôn yêu nước nồng nàn, tự tôn, gắn bó và đồng hành với dân tộc.
Từ khi có Đảng đến nay, gần một thế kỷ qua, truyền thống quý báu đó được tiếp nối, phát huy, phát triển, tạo nên sự gắn bó vững chắc giữa Đảng với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ - giữa đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ với Đảng. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ, vì độc lập, tự do của dân tộc, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ nước ta, ở cả trong và ngoài nước, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống có nhiều thuận lợi, chấp nhận dấn thân vào cuộc trường chinh thần thánh của dân tộc, không sợ gian khổ, hy sinh, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách, làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm1945, chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân, đế quốc và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ đất nước đổi mới, cùng với toàn Đảng, toàn dân, bằng hoạt động kiên trì, thầm lặng, tâm huyết và đầy sáng tạo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trên các lĩnh vực, đã góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nhiều sản phẩm, công trình khoa học đã góp phần xây dựng luận cứ cho sự nghiệp đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ nước nhà. Nhiều sáng tạo về văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, làm phong phú hơn tâm hồn người Việt, nâng tầm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, hướng tới tương lai tươi sáng. Đồng thời, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã tạo thêm nhiều điều kiện, cơ hội để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ thể hiện tài năng; số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sỹ tăng nhanh, tính năng động, sáng tạo, năng lực chủ động hội nhập quốc tế được phát huy. Nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ Việt Nam ở ngoài nước đã có những đóng góp tâm huyết, thiết thực cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Với những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta 90 năm qua.
Trước yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng hơn lúc nào hết, việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trở thành nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng. Bởi đây là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Không những thế, khi đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ vững mạnh, chính là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc ta, tăng thêm sức mạnh nội sinh của đất nước. Trí thức, văn nghệ sỹ không chỉ là người tiếp nhận định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, mà còn là người đồng hành tự nguyện, “đồng sáng tạo” với Đảng, với dân tộc trên con đường phát triển đất nước cường thịnh, vững bền. Trí tuệ, sản phẩm, tiếng nói chân thực, trong sáng, hợp lòng dân, vì tương lai tươi sáng của dân tộc mà giới trí thức, văn nghệ sỹ sáng tạo ra, có sức lan tỏa, hiệu ứng nhanh và sâu rộng trong xã hội, góp phần tạo đồng thuận, niềm tin của dân đối với Đảng, với chế độ ta.
Trước tình hình thế giới và khu vực có diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức, cùng nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết, đồng chí Trần Quốc Vượng mong muốn đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ tiếp tục thủy chung, đồng hành với dân tộc, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân, đem tài năng của mình sáng tạo nhiều hơn những công trình, tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn, tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ cao nhất cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá về công tác Tuyên giáo 90 năm qua, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định: Ngành Tuyên giáo đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, nhất là giúp Đảng tập hợp, chăm lo xây dựng, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ cống hiến nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, chính đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ đã là lực lượng nòng cốt, rất quan trọng, trực tiếp tham gia và góp phần làm nên những thành tựu đáng tự hào của ngành Tuyên giáo.
Qua lắng nghe ý kiến của các đại biểu, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng để phát huy cao nhất vai trò của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là ngành Tuyên giáo, phải quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, về phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật, về giáo dục và đào tạo, về khoa học và công nghệ...; kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước chủ trương, chính sách phù hợp, tháo gỡ bằng được những vướng mắc kéo dài lâu nay, tạo động lực sáng tạo của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ.
Nhân dịp này Ban Tổ chức tặng bằng khen cho 196 trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu vì đã có những cống hiến và đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Theo ĐCSVN
(责任编辑:La liga)