Web search Việt: Sinh non nên khó nuôi
Năm 2007 có thể được xem là năm của websearch Việt vì sự ra đời ào ạt của các công cụ tìm kiếm do người Việt điều hành. Có vẻ như sự phát triển này chỉ bành trướng thế lực ở các công cụ tìm kiếm có tính giải trí
Sống nhờ sữa mẹ
Dù chỉ vừa tròn 10 năm Internet có mặt tại Việt Nam,ệtSinhnonnênkhónuônhận định kèo nhà cái đêm nay nhưng những nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến Việt Nam đã có khá nhiều hoài bão, khi nghiên cứu và đưa vào hoạt động các websearch Việt phục vụ cho nhu cầu tra cứu. Nếu cách đây chừng 5 năm, sự ra đời của PanVietnam, Hoatieu hay Vinaseek... được xem là tâm chấn của sự phát triển Internet tại Việt Nam thì đến hiện nay, những trang web này đã chính thức bước vào thời kỳ... ngắc ngoải. Dù đã nâng cấp thành phiên bản 3.01 với một số cải tiến trong thuật toán trong năm 2002 nhưng sự hỗ trợ của 3.000 website tiếng Việt trong và ngoài nước vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người sử dụng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với Vinaseek dù cho Công ty Tinh Vân đã đầu tư gần 300 triệu đồng cho công cụ tìm kiếm trực tuyến này. Hiện nay, tuy vẫn hoạt động nhưng chẳng trang nào được đầu tư thêm. Quanh đi quẩn lại, vẫn chỉ là tìm kiếm web sơ sài mà thiếu hẳn kho hình ảnh dự trữ. Hiện trạng này tất nhiên không thể thu hút quảng cáo, nguồn lợi sinh tồn của các website.
Đối lập với tình trạng èo uột này, chỉ riêng ông lớn Google, dù chưa có mặt tại Việt Nam nhưng cũng đã hỗ trợ bộ gõ tiếng Việt với bảng mã Unicode, phân nhánh thông tin tìm kiếm từ web đến hình ảnh, đến cả blog... để thuận tiện cho nhu cầu tra cứu khác nhau của các khách hàng. Sự non nớt của công nghệ thông tin Việt Nam mà so sánh với bậc lão làng Google có vẻ như hơi khập khiễng nhưng rõ ràng, các nhà cung cấp dịch vụ tra cứu Việt chỉ dựa vào lợi thế ngôn ngữ để ra đời các công cụ tìm kiếm thì chưa đủ.
Những gam màu mới