Có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế của 50 nước vào quý II/2024
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ lớn thực hiện đến năm 2025 về xây dựng Cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế trong lĩnh vực TT&TT đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt.
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế trong lĩnh vực TT&TT nhằm cung cấp thông tin chọn lọc,âydựngCơsởdữliệuthôngtinquốctếlĩnhvựkeo bd tv giá trị, kịp thời phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ; cung cấp thông tin tham khảo cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng, triển khai các nhiệm vụ theo chức năng.
Về lâu dài, việc xây dựng cơ sở dữ liệu này cũng hướng tới chia sẻ, thông tin nhanh, chính xác cho doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương về môi trường đầu tư, kinh doanh, tình hình phát triển lĩnh vực, tình hình thị trường các nước; chia sẻ với các nước, giới thiệu về chính sách, chiến lược, môi trường đầu tư của Việt Nam.
Theo kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ TT&TT sẽ chủ trì, phối hợp với Trung tâm thông tin và các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu theo hướng cơ sở dữ liệu mở, tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu chung của Bộ.
Cùng với đó, tìm kiếm, phân loại, cập nhập thông tin theo các nội dung tương thích với hệ thống. Tiếp tục bổ sung sửa đổi thông tin theo khung thời gian tháng/quý.
Được triển khai theo 2 giai đoạn gồm kết nối chia sẻ nội bộ và kết nối chia sẻ rộng rãi, các nội dung Cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế trong lĩnh vực TT&TT sẽ được thu thập theo các lĩnh vực quản lý của ngành, của quốc gia, tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Hai khối nội dung trọng tâm của Cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế lĩnh vực TT&TT gồm: Thể chế, chính sách, chiến lược phát triển, quy định quản lý chuyên ngành; và tình hình phát triển, thị trường các nước.
Trong đó, khối nội dung thứ nhất tập trung khai thác, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo 6 nội dung: Hệ thống các văn bản luật, quy định quản lý chuyên ngành; Chính sách, chiến lược, định hướng lớn về phát triển lĩnh vực; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Tình hình phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, tình hình và xu thế phát triển của 10 lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ; Cẩm nang, sổ tay, hướng dẫn thực thi các quy định chuyên ngành, giáo trình, tài liệu đào tạo nguồn nhân lực số, thực tiễn tốt về các nền tảng số; Kinh nghiệm xử lý, chế tài đối với các trường hợp vi phạm.
Khối nội dung trọng tâm thứ hai tập trung khai thác, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu theo 5 nội dung: Môi trường đầu tư, kinh doanh ICT của các nước; tình hình phát triển về thị trường mạng lưới, dịch vụ, giải pháp công nghệ; tình hình kinh doanh, định hướng phát triển, chiến lược, tái cấu trúc của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số; Kết quả nghiên cứu – phát triển, các sản phẩm, thiết bị mới; Thông tin phân tích, đánh giá về tình hình cạnh tranh, cơ hội đầu tư, kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Kế hoạch cũng nêu rõ yêu cầu: Các thông tin cập nhật theo thời gian thực đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra là đến quý II/2024 có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế của 50 nước bao gồm các nước OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), ASEAN, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ; và đến năm 2025 cơ bản có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế của 190 nước.
Dự kiến, trong tháng 9/2023, phương án kỹ thuật bao gồm cấu trúc dữ liệu xây dựng khung hệ thống sẽ được hoàn thành.
Sẽ có bản đồ dữ liệu ngành TT&TT
Năm 2023 đã được xác định là năm dữ liệu quốc gia. Từ cuối tháng 3, Bộ TT&TT đã có kế hoạch triển khai năm dữ liệu quốc gia chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Theo đó, 4 nhóm nội dung được tập trung gồm có phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Thời gian qua, với vai trò là đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ TT&TT, Trung tâm Thông tin đã xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Theo đại diện Trung tâm Thông tin, đơn vị này đã cùng các cơ quan, đơn vị trong Bộ xác định được 85 cơ sở dữ liệu ngành TT&TT, trong đó có cơ sở dữ liệu thông tin quốc tế trong lĩnh vực TT&TT do Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì.
Từ danh mục 85 cơ sở dữ liệu ngành TT&TT, Bộ TT&TT sẽ xây dựng một bản đồ dữ liệu ngành để nhìn vào đó có thể thấy được tổng thể mức độ phát triển, trưởng thành dữ liệu của ngành, cụ thể như lĩnh vực nào đã phát triển về dữ liệu, dữ liệu được chia sẻ, khai thác ở mức độ nào, còn những dữ liệu nào cần thiết phải xây dựng…
“Các thông tin này làm đầu vào để đánh giá mức độ chuyển đổi số các đơn vị trong Bộ TT&TT về mặt dữ liệu. Bản đồ dữ liệu sẽ giúp chúng ta nâng hạng chuyển đổi số của Bộ, góp phần nâng hạng Chính phủ điện tử quốc gia. Và quan trọng hơn chính là giúp chúng ta biết chúng ta đang có gì, nằm ở đâu và cần làm gì tiếp”, đại diện Trung tâm Thông tin Bộ TT&TT cho hay.
Các bộ, tỉnh sẽ tái sử dụng dữ liệu trong cung cấp dịch vụ công trực tuyếnBộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để lưu dữ liệu giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng.(责任编辑:Cúp C2)