Văn hoá không mời khách ăn cơm của người Thuỵ Điển_ket quq bong da
时间:2025-01-10 10:30:55 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Từ khoá “Swedengate” đang trở thành “trend” trên mạng xã hội Twitter sau khi một người dùng tiết lộ cách anh ta được đối xử khi đến thăm nhà một người bạn Thuỵ Điển.
Khi được hỏi về những trải nghiệm “kỳ lạ nhất” mà mọi người từng có ở nhà một người bạn do truyền thống hoặc đức tin của họ. Và câu trả lời (hiện đã bị xoá) viết rằng: “Tôi vẫn nhớ lần đến nhà một đồng nghiệp người Thuỵ Điển. Trong khi chúng tôi đang ở trong phòng anh ấy thì mẹ anh ấy thông báo bữa tối đã sẵn sàng. Sau đó,ănhoákhôngmờikháchăncơmcủangườiThuỵĐiểket quq bong da anh ấy quay sang bảo tôi đợi trong phòng cho tới khi họ ăn xong…”.
Sau câu chuyện này, nhiều người đã lên tiếng xác nhận văn hoá này là có thật. Thậm chí có người còn công kích truyền thống “hiếu khách” của nước này và “khoe” rằng, ở đất nước họ, các vị khách được đối xử tốt hơn. Nhưng ngược lại, cũng có người lên tiếng bênh vực. Vậy lý do thực sự của văn hoá này là gì?
Richard Tellstrom - nhà sử học ẩm thực tại ĐH Stockholm, tác giả một cuốn sách về văn hoá ẩm thực Thuỵ Điển thế kỷ 19-20 cho biết, văn hoá này tồn tại từ khi ông còn là một đứa trẻ vào những năm 1960-1970. Nếu ông đén nhà một người bạn chơi, khi tới giờ ăn tối, ông sẽ có 2 lựa chọn. Một là trở về nhà mình để ăn tối, hai là ở lại và đợi trong một căn phòng khác đến khi bạn mình ăn xong.
Điều đó không quá tệ, ông nói. “Khá là thú vị khi phải chờ đợi. Bạn có thể xem xét các thứ trong căn phòng, đọc một cuốn tạp chí”.
Và đó cũng không phải là một thói quen bất di bất dịch ở Thuỵ Điển. Ông cho biết, các gia đình ở nông thôn có xu hướng mời khách dùng bữa nhiều hơn. Bởi vì người ta thường sống cách nhau xa nên sẽ mất thời gian để trở về nhà mình ăn uống.
Ông Tellstrom cũng cho biết, truyền thống không mời ăn đã dần mất đi theo thời gian. “Kể từ những năm 1990, thực phẩm trở thành một biểu tượng mới trong xã hội. Chúng tôi có những nhà bếp mở. Mọi người dùng bữa ở đó và trổ tài nấu nướng của mình”.
Tuy nhiên, những vị chủ nhà không thích chia sẻ bữa ăn của mình không hoàn toàn biến mất, Mohini Mehta - một học giả về ẩm thực ở Đại học Uppsala, Thuỵ Điển cho hay. Cô vẫn nhớ một trong những ấn tượng đầu tiên của cô khi từ Ấn Độ chuyển tới Thuỵ Điển là: Chủ nhà có thể bỏ một vị khách ở phòng bên cạnh trong khi họ ăn tối.
Việc này đã khiến cô “sốc đến tận xương tuỷ”. Cô nói: “Tôi nghĩ điều này thật nực cười và cũng thật đáng ngờ. Làm thế nào mà người ta lại có thể làm vậy chứ?”.
Mehta thừa nhận cô đã có một thời gian khó khăn để thích nghi với cuộc sống ở quốc gia này khi chuyển đến đây vào thời điểm dịch bệnh bùng phát vào năm 2020. Ở Ấn Độ, cô thường xuyên nấu nướng và làm chủ những bữa tiệc tối hằng tuần. Khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ ở Thuỵ Điển, cô bắt đầu mời bạn bè và đồng nghiệp tới nhà ăn tối nhưng bị từ chối.
Cô tưởng rằng ở một số nền văn hoá như Ấn Độ, việc mời khách đến nhà ăn tối sẽ tạo sự kết nối gần gũi hơn nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng với người Thuỵ Điển.
Bởi vì một số người Thuỵ Điển cho rằng việc mời khách ăn uống khiến vị khách có cảm giác mắc nợ. Trong một xã hội coi trọng sự bình đẳng và độc lập, người ta không muốn tạo gánh nặng cho ai đó, ông Tellstrom giải thích.
Đăng Dương(Theo NPR, India Times)
上一篇:Nhận định, soi kèo U19 Tây Nguyên vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 9/1: Không thể có niềm vui
下一篇:Sử dụng công nghệ tương tác hoạt cảnh tại triển lãm sách trực tuyến
猜你喜欢
- Quá yêu bản thân, cô gái tự cưới chính mình
- Nhan sắc người đẹp đánh bại Ngân Anh tại Miss Intercontinental
- Nữ sinh ngành Dược, mê bóng rổ thi Miss World Vietnam 2023
- Hoa hậu Nguyễn Phương Khánh lên tiếng về ồn ào quấy rối tình dục tại Miss Earth 2018
- Thanh niên Trung Quốc nổi tiếng nhờ kỹ năng lái ‘xe đạp thang’
- Trường Ngoại thương chỉ nhận hồ sơ có điểm trung bình từ 6,5, hạnh kiểm Khá
- Cặp đôi hoàn hảo khó tin kết hợp trong 'Khách sạn vương giả'
- Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam
- Cao ốc chọc trời Trung Quốc lắc lư, cư dân chạy như ong vỡ tổ