Quốc hội (QH) khóa VIII là QH của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng đề ra nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội,ốchộikhómarinos – kashiwa giữ vững quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa đất nước sớm ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vững bước tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tiếp xúc thân mật với các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII, tháng 6-1987. Ảnh: TƯ LIỆU
Quốc hội (QH) khóa VIII được bầu ra và hoạt động trong giai đoạn bước ngoặt của đất nước, có trách nhiệm to lớn góp phần thực hiện công cuộc đổi mới. Tại kỳ họp thứ 5, tháng 6-1989, QH đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp gồm 27 thành viên do đồng chí Võ Chí Công làm chủ tịch để tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980 một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Tại kỳ họp lần thứ 11, tháng 4-1992, QH thông qua Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về trình độ lập hiến của nước ta. Kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp trước đây, ngoài việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tạo cở sở pháp lý đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.
Một buổi làm việc của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Chủ tịch Ủy ban Võ Chí Công. Ảnh: TƯ LIỆU
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật, trong nhiệm kỳ 5 năm, QH khóa VIII với 11 kỳ họp, đã thông qua 2 bộ luật, 25 đạo luật và Hội đồng Nhà nước đã ban hành 39 pháp lệnh. Đáng chú ý là nhiều đạo luật quan trọng thế chế hóa chính sách kinh tế mới lần đầu tiên đã được ban hành, như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), mở đường cho việc đẩy mạnh đầu tư nước ngoài tại nước ta; Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Luật Công ty (1990) là những đạo luật quan trọng hàng đầu, thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta. Lần đầu tiên các luật này thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và quyền thành lập công ty và doanh nghiệp tư nhân. QH còn ban hành các luật về thuế như Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế lợi tức, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng. Hội đồng Nhà nước đã ban hành hàng loạt pháp lệnh điều chỉnh các mặt khác nhau của đời sống xã hội…