Kết bạn với con cháu của các giám đốc,ọcMBAcaocấpTốnphígiaolưuUSDmỗinăkeo truc tuyen các nhà lãnh đạo có thể là sự đầu tư xứng đáng, nhưng nó không hề rẻ.
Khách hàng ở một quán bar thuộc New York |
Đi đến các vùng miền xa xôi hay những địa điểm xung quanh đã trở thànhmột đặc trưng của các chương trình đào tạo MBA cao cấp ở Mỹ.
Có thể bắt đầu bằng một chuyến ghé thăm một hòn đảo xa xôi, vắng vẻ bên ngoài Colombia như những sinh viên tạm trú hệ đào đạo MBA của trường Standford đã làm tháng 8 năm ngoái.
Hay một chuyến đi kéo dài nhiều tuần đến Úc và New Zealand, Dubai và Abu Dhabi, một chuyến thám hiểm Vịnh Thái Lan và dừng chân ở Munich để tham gia lễ hội bia như những sinh viên trường Đại học Wharton School ở Pennsylvania.
Thêm vào đó là vô vàn chuyến đi trượt tuyết tại các khu nghỉ dưỡng ở Park City, Utah, Aspen, Colorado và hồ Lake Tahoe.
Đi tới các vùng miền xa xôi và những địa điểm xung quanh đã trở thành một đặc trưng của các trường kinh tế ở Mỹ.
Đối với những trường học này, việc theo học hai năm tại trường dường như là để dành thời gian đi xa khỏi trường càng nhiều càng tốt.
Rõ ràng là các trường càng tốt thì số tiền dành cho các hoạt động vui chơi và du lịch càng nhiều. Theo thống kê của Bloomberg Businessweek, học sinh tại các trường kinh tế hàng đầu chi tiêu tùy ý hàng nghìn đô-la mỗi năm và có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn đáng kể so với sinh viên ở các trường có thứ hạng thấp hơn.
Kết bạn với con cháu của các giám đốc, các nhà lãnh đạo có thể là sự đầu tư xứng đáng, nhưng nó không hề rẻ.
Hầu hết các trường học nơi nhiều sinh viên tiết lộ họ dành hầu hết tiền để mua sắm thỏa thích đều được Bloomberg Businessweek xếp trong top 20 trường hàng đầu của năm 2014.
Một số sinh viên cho biết các chuyến đi sẽ mang lại lợi ích dần dần theo thời gian.
Nguyễn Phương, sinh viên năm thứ hai tại HBS cho biết: “Nhóm bạn mà tôi đang học cùng trường bây giờ, trong 10 năm tới sẽ là những CEO tiếp theo”.
Cô đã tới Israel và một vài nơi khác với những người bạn học MBA cùng cô. Phương cũng cho biết các chuyến đi có thể lên tới 3.000 USD, chưa kể giá vé máy bay, nhưng điều đó chẳng là gì so với những lợi ích có được từ việc dành thời gian đi chơi cùng với những người có thể giúp đẩy sự nghiệp của cô lên cao. “Sự đầu tư này không đơn giản ở mức chỉ biết tên mà còn phải biết cả những chuyện của họ”.
Những người khác không bị thuyết phục bởi suy nghĩ khoản tiền lớn được chi ra có một mục đích cao lớn hơn.
Một sinh viên giấu tên đã chia sẻ trong khảo sát của Bloomberg: “Trường Wharton khuyến khích việc chi tiêu phung phí”, và gọi các khoản chi tiêu này là “độc hại”.
“Vấn đề là tâm lý chúng ta nghĩ rằng kiểu gì mình cũng sẽ giàu, thế thì tại sao không tiêu cả đống tiền bây giờ trong khi chúng ta được vay nợ”.
Hai năm theo học tại một trường kinh tế hàng đầu sẽ tốn khoảng 100.000 USD học phí.
Học sinh tại các trường này có số nợ nhiều hơn so với bạn bè mình, những người cũng đang nợ nần chồng chất.
Tại trường Tuck School of Business, trung bình sinh viên nợ 90.000 USD, bao gồm tiền vay vốn sinh viên, nợ thẻ tín dụng và nợ cá nhân – khoản nợ cao gấp đôi so với mức trung bình 40.000 USD của tất cả các trường ở Mỹ. Sinh viên trường Wharton cho biết số nợ trung bình của họ là 66.000 USD.
Nguyễn Phương, sinh viên trường HBS cho biết cô đã không tham gia chuyến đi gần đây tới Dubai nhưng cô không cho rằng việc bỏ qua một cuộc dạo chơi có thể ảnh hưởng đến mạng lưới giao lưu của mình.
Theo Phương, việc quyết định không tham gia các chuyến đi nhóm luôn là một lựa chọn khả thi. Cô cũng chia sẻ chỉ cần không mong đợi hầu hết mọi sinh viên tham gia với bạn bởi trong rất nhiều chuyến đi của HBS, nhu cầu là quá cao đến nỗi bạn phải trúng một giải xổ số trước khi đặt vé máy bay.