Hôm 30/8 vừa rồi,ântíchcuộcphỏngvấnvớiThủtướbóng đá wap 88 Tucker Carlson đã giới thiệu cuộc phỏng vấn với Viktor Orban, Thủ tướng lâu năm của Hungary, với các ý kiến và quan điểm của Orban về nhiều vấn đề địa chính trị khác nhau – từ quan hệ giữa Hungary và Mỹ, xung đột Ukraine - Nga, và sự khác biệt văn hoá giữa Hungary với Tây Âu.
Cho dù ít được đề cập trên báo chí, đó là một cuộc nói chuyện thú vị và đáng để quan tâm, giữa hai nhân vật luôn gắn với danh tiếng “cực hữu” trên báo chí Mỹ và phương Tây. Cuộc nói chuyện được phát trên nền tảng X (trước là Twitter) đã thu hút 129,2 triệu lượt xem bản tiếng Anh và 4,2 triệu lượt xem bản có phụ đề tiếng Hungary.
Người phỏng vấn Tucker Carlson là một trong những nhà báo hàng đầu của nước Mỹ, thường được nhắc tới như “tiếng nói” của chủ nghĩa bảo thủ và Trumpism trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Kể từ khi bị Fox News sa thải hồi tháng 3/2023 và đồng thời xoá bỏ chương trình Tucker Carlson Tonight - vốn là một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất ở Mỹ - Tucker đã sử dụng X (Twitter) như nền tảng chính để chia sẻ tin tức và các bài phỏng vấn độc lập của ông. Qua X, Tucker đã nhận được hàng trăm triệu lượt theo dõi, cho thấy trào lưu “báo chí công dân” (citizen journalism) đang bùng nổ tại phương Tây.
Bên kia, Viktor Orban là một trong những nhà lãnh đạo ở Châu Âu lâu nhất, nắm giữ vai trò Thủ tướng Hungary từ 1998 đến 2002, và sau đó là từ 2010 đến nay. Orban chính là người đã đưa đất nước này gia nhập NATO vào năm 1999, nhưng lại luôn được coi là nhân vật thân Nga và gần gũi với Putin.
Ông thường được nhắc đến là một trong những nhân vật chính trị gây tranh cãi nhất Liên minh Châu Âu (EU) khi các nhà quan sát phương Tây cho rằng nền dân chủ Hungary đã thụt lùi dưới thời chính phủ Orban. Họ cho rằng chính phủ của Orban đã hạn chế quyền tự do báo chí, áp dụng các chính sách nhằm suy yếu nền dân chủ đa đảng và làm xói mòn tính độc lập tư pháp của Hungary. Trong khi đó, những người ủng hộ cho rằng ông Orban đại diện cho những giá trị đích thực của Hungary và Châu Âu – cơ đốc giáo, quyền quyết định của quốc gia trên hết, và chính phủ dành cho quần chúng – không phải chỉ cho giới thượng lưu.
Trong bối cảnh này, tôi muốn giới thiệu và chia sẻ những ý kiến và quan điểm của Orban trong cuộc phỏng vấn này, như một cách để hiểu một cách nhìn bối cảnh địa chính trị ngày nay theo một quan điểm đến từ Châu Âu, nhưng có nhiều khác biệt với những quan điểm từ Tây Âu mà nay đã trở thành cách nhìn chủ đạo của EU đối với thế giới.
Quan hệ Hungary-Mỹ
Orban trình bày một quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa hai đồng minh NATO này, mà trước hết, bằng việc cho rằng, cách chính quyền của một quốc gia không phải lúc nào cũng đại diện cho toàn bộ người dân của nước đó, thể hiện ý kiến về một nước Mỹ bị chia rẽ.
Khi thảo luận về những quan điểm tiêu cực của chính quyền Biden đối với Hungary, Orban khẳng định là sự chia rẽ quan điểm tại Mỹ là một thứ bất kỳ nhà quan sát nào cũng cần phải hiểu khi đánh giá quan hệ Hungary-Mỹ. Khi Orban phân biệt giữa “tiếng nói của chính quyền Mỹ” và “tiếng nói của nước Mỹ”, ông cũng nói rằng quan điểm của Đảng Cộng hoà gần gũi với xã hội Hungary hơn so với chính quyền hiện tại, và một cách thẳng thắn, ông coi cựu tổng thống Trump là một “người bạn của Hungary”.
Qua cách trình bày này, Orban dường như cũng ám chỉ rằng quan hệ quốc tế cũng phải được nhìn qua một ống kính như chính trị nội địa – khi bạn có thể bất đồng quan điểm với một chính quyền, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn phản đối quốc gia đó, theo cách ông nghĩ rằng các chính trị gia Mỹ trong chính quyền hiện tại đang làm với Hungary hiện nay.
Orban cũng ám chỉ quan điểm của ông về sự bất cân bằng quyền lực trong chính trị quốc tế hiện nay. Mặc dù Mỹ và Hungary là đồng minh quân sự qua NATO, Hungary thường xuyên cảm thấy sức nặng từ ảnh hưởng của Mỹ qua các chính sách của chính quyền Biden. Orban nói rằng “khi chính quyền Mỹ không ưa bạn hoặc coi bạn như kẻ thù… đây là một thứ rất nguy hiểm trong chính trị quốc tế”.
Ông ám chỉ những thách thức mà các quốc gia nhỏ hơn phải đối mặt khi điều hướng mối quan hệ với các siêu cường quốc. Mối đe doạ tiềm tàng này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới ý thức hệ hay danh tiếng của Hungary, mà còn mở rộng, tác động đến những hậu quả kinh tế và chính trị nội địa.
Orban đã viện dẫn việc Mỹ xoá bỏ thoả thuận tránh đánh thuế hai lần với Hungary, như một bằng chứng cho thấy Hungary còn bị “đối xử tệ hơn so với người Nga”, khi Hiệp định tương tự giữa Mỹ và Nga vẫn còn hiệu lực.
Có một điểm chú ý khi Tucker Carson nói rằng, chính quyền Biden đã can thiệp vào chính trị Hungary bằng cách sử dụng ngân sách Mỹ để tài trợ cho các chiến dịch tranh cử chống lại Orban, “và thất bại”, như Orban khẳng định, khi ông ấy đã trúng cử và tiếp tục làm thủ tướng Hungary. Dù sao, đây cũng là một cáo buộc đáng quan tâm khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh NATO này.
Tuy nhiên, khi được hỏi “ông có lo lắng rằng chính quyền Biden có thể gây tổn hại về mặt kinh tế cho Hungary không?”, Orban trả lời khá cứng rắn và tự tin: “Không. Mười năm trước, có lẽ điều đó có thể xảy ra, nhưng ngày nay chúng tôi đã đủ mạnh. Dù cho điều đó không hề dễ dàng, hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ thì dễ dàng hơn nhiều. Sẽ là một chân trời tươi đẹp hơn nhiều nếu có một mối quan hệ tốt đẹp, nhưng ngay cả khi không có điều đó, chúng tôi vẫn có thể đứng vững và tồn tại, và chúng tôi có thể, chúng tôi thậm chí vẫn có thể phát triển.”
Nga, Ukraine và NATO
Quan điểm của Orban về cuộc xung đột Nga và Ukraine có nhiều mặt, kết hợp giữa chủ nghĩa thực dụng trong địa chính trị (geopolitical pragmatism), nhận thức bối cảnh lịch sử và địa lý, và bày tỏ quan tâm sâu sắc đến sự ổn định khu vực.
“Ukraine là nước láng giềng (của Hungary), vì vậy, những gì đang diễn ra tại đó có thể có tác động ngay lập tức trong 24 giờ tới Hungary”, ông nói và bày tỏ lo ngại của ông về khả năng leo thang của cuộc xung đột ở Ucraina có thể dẫn tới một Thế chiến mới, và Hungary có thể mắc kẹt giữa Nga và phương Tây.
Orban ám chỉ vai trò của NATO và sự bất bình của ông đối với cách tiếp cận của phương Tây hiện nay, nói rằng “nếu bạn tôn trọng các giá trị dân chủ, tại sao bạn không để các quốc gia tự quản trị chính mình?” và “nếu bạn nhìn tổng quát, mục đích của NATO là để kích động chiến tranh với Nga”. Quan điểm của Orban thể hiện lập trường thận trọng của Hungary đối với sự leo thang và sự nguy hiểm trong việc tiếp tục khiêu khích Nga.
Orban khẳng định tầm ảnh hưởng của Mỹ trong việc xác định hướng đi của cuộc xung đột, khi khẳng định: “chìa khoá nằm trong tay của bạn (Mỹ). Nếu Mỹ muốn có hòa bình, thì sáng mai chúng ta sẽ có hoà bình”.
Nhìn nhận cuộc chiến ở Ucraina với những con số bi thảm về mặt sinh mạng của cả hai bên, Orban đồng thời thẳng thắn nhận xét rằng Ukraine không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến: “Hàng trăm, hàng ngàn người, bạn biết đấy. Vì vậy, trái tim tôi ở bên họ. Vì vậy, đó là bi kịch. Đó là bi kịch đối với Ukraine. Nhưng họ sẽ hết quân sớm hơn quân Nga. Điều cuối cùng sẽ được tính là những đôi giày trên mặt đất. Và người Nga mạnh hơn, đông hơn, đông hơn nhiều so với người Ukraina”.
Một điểm đáng quan tâm khác, Orban đã nhắc đến cộng đồng người Hungary sống ở Ucraina, nơi “hơn 150.000 người Hungary trên lãnh thổ Ukraine, nơi trước đây là một phần của Hungary. Vì vậy, vẫn có một cộng đồng thiểu số lịch sử sống ở đó. Họ là một phần của nhà nước Ukraine và bây giờ họ bị bắt đi lính và họ chết. Họ chiến đấu vì Ukraine và những người lính Hungary chết vì Ukraine với tư cách là công dân Ukraine”. Điều này có lẽ cũng sẽ còn được nhắc đến, bởi đã có không ít sự “va chạm” giữa Hungary và Ucraina về chính cộng đồng thiểu số này.
Quan điểm của Orban về các mục tiêu của phương Tây, đặc biệt liên quan tới Putin, phản ánh sự thận trọng và hoài nghi của ông đối với cách phương Tây đang đánh giá thấp Moscow. Trả lời câu hỏi của Tucker về việc loại bỏ Putin để đem lại hoà bình, Orban khẳng định “Viễn cảnh này là một trò đùa”.
Orban cho rằng, lịch sử Nga cho thấy quốc gia này cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ để đảm bảo ổn định và Putin là một người vẫn được yêu quý bởi công chúng Nga. Ông nhắc lại thời kỳ chuyển giao giữa Yeltsin và Putin “chúng ta đã quên là Nga từng nguy hiểm như thế nào khi không có lãnh đạo mạnh mẽ, hay trong trường hợp xấu nhất là không có chính quyền kiểm soát”. Orban cũng nói rằng, mong muốn của Ucraina và phương Tây để tước đoạt bán đảo chiến lược Crimea khỏi Nga là “hoàn toàn phi thực tế”.
Giải thích cho cách tiếp cận của mình, Orban nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý chính trị của người Nga và những ưu tiên của Moscow trong quan hệ quốc tế: “khi bạn nói về chính trị Nga, đây (tự do) không phải là ưu tiên số một. Vấn đề số một (của Nga) là làm thế nào để đoàn kết đất nước, bởi vì đây là một quốc gia rất lớn”.
Đây cũng là quan điểm khác biệt rất lớn về các giá trị văn hoá và chính trị giữa phương Tây và Nga. Trong khi phương Tây ưu tiên việc đảm bảo các giá trị tự do cá nhân và dân chủ, thì Nga, với bối cảnh lịch sử và địa lý của quốc gia này, lại ưu tiên sự thống nhất và ổn định quốc gia.
Orban nói rằng chính tâm trí này đã tạo nên quan điểm của Nga, là họ luôn cần thiết một vùng đệm (buffer zone) giữa các quốc gia khác để đem lại an ninh địa chính trị. Ông cho rằng đây là một quan điểm được coi là hợp lý dựa trên bối cảnh và cách tiếp cận của Nga, và cho rằng phương Tây cần phải hiểu điều này.
Hungary nằm kẹp giữa phương Tây và phương Đông về cả địa lý lẫn văn hoá đem lại cho Orban vị trí cân bằng quan hệ địa chính trị. Cách tiếp cận thực dụng của ông đối với Nga cũng bị ảnh hưởng bởi sự phụ thuộc năng lượng của Hungary đối với Nga. Orban ám chỉ vai trò của chính quyền Biden trong vụ làm nổ đường ống Nord Stream và ảnh hưởng của điều này đến an ninh năng lượng Châu Âu.
Tránh việc phê phán Đức đã chấp nhận sự can thiệp này, nhưng Orban đồng thời nhắc đến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Nam đến các quốc gia Balkan và Hungary, và khẳng định sẽ coi bất kỳ động thái can thiệp nào như vậy “như một hành động khủng bố”. Quan điểm của Orban không chỉ bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng bảo thủ của ông, mà còn nằm trong việc bảo toàn an ninh năng lượng và ổn định kinh tế của chính Hungary.
Orban cũng đã trình bày một quan điểm khác về việc Ucraina gia nhập NATO, khi cho rằng cơ hội để kết nạp Ucraina đã bị bỏ lỡ năm 2008 ở Bucharest. “Khi đó Nga không đủ mạnh để ngăn chặn điều đó. Vì vậy, vào thời điểm đó, có một cơ hội thực sự để người Ukraine hội nhập vào NATO, nhưng nó đã bị từ chối. Các nước lớn ở phương Tây chưa thống nhất được việc này nên bị hoãn lại. Nhưng sau hai ba năm, quân Nga càng ngày càng mạnh, và bây giờ họ còn mạnh hơn nữa”, ông giải thích. Orban cho rằng “chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử để làm điều đó. Và cánh cửa cơ hội này không còn mở ra nữa”.
Xã hội Hungary và quan hệ với Châu Âu
Ngoài những quan điểm về bối cảnh địa chính trị ngày nay, cuộc phỏng vấn của Viktor Orban với Tucker Carlson cũng đi sâu vào câu chuyện đặc tính dân tộc và văn hoá của Hungary.
Dưới sự lãnh đạo của Orban, Hungary cũng đang phải đối mặt với một thử thách cân bằng khác giữa bối cảnh lịch sử và văn hoá của đất nước này và những lý tưởng lớn hơn của Châu Âu. Không chỉ vậy, sự cân bằng này cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm khác biệt của Orban và đảng Fidesz ông dẫn đầu so với EU về các giá trị tự do, dân chủ và bảo vệ bản sắc dân tộc.
Nhắc đến Hungary như là một đất nước có chiều sâu lịch sử, bản sắc dân tộc đã được định hình bởi các cuộc xâm lược, chiếm đóng và các cuộc cách mạng chống lại các nước lớn, Orban nói: “Đất nước này được thành lập cách đây 1.100 năm. Vì vậy, chúng tôi là một quốc gia lịch sử, sử dụng một ngôn ngữ duy nhất, không có họ hàng nào, không nước láng giếng nào nói một ngôn ngữ giống với chúng tôi”.
Sự biệt lập về ngôn ngữ và văn hoá này đã nuôi dưỡng ý thức mạnh mẽ về đoán kết dân tộc và lòng tự hào của người Hungary, đặc biệt sau ba lần giành được độc lập vào 1848 khỏi Vương tộc Habsburg, 1919 khỏi Áo và cuối cùng là 1989 khỏi Khối phía Đông được dẫn dắt bởi Liên Xô.
Tuy nhiên, Orban cho rằng niềm tự hào độc lập và bản sắc dân tộc bảo thủ này đôi khi xung đột với các giá trị tự do rộng lớn hơn của EU. Trong cuộc phỏng vấn, Orban nhấn mạnh về sự khác biệt về hệ tư tưởng và văn hoá giữa Hungary và Tây Âu khi chỉ ra: “chúng tôi vẫn rất yêu nước, theo đạo Cơ đốc, và cam kết tuân theo những giá trị đó. Không chỉ tại cấp độ ý thức hệ, mà còn trên đường phố hàng ngày nữa”.
Đi sâu hơn vào khái niệm tự do và dân chủ, Orban trình bày một quan điểm đáng suy nghĩ. Trong khi “chủ nghĩa tự do” ở phương Tây theo truyền thống tượng trưng cho tự do và quyền cá nhân, Orban cho rằng tại Châu Âu, khái niệm này đã mất đi ý nghĩa ban đầu này – thay vì đó trở thành một công cụ để EU truyền bá các giá trị của Tây Âu.
Ông nói, “Hệ tư tưởng tự do (liberalism) ban đầu có nghĩa là tự do (freedom). Nhưng bây giờ ở Châu Âu, tư tưởng tự do (liberalism) lại có nghĩa là bạn là kẻ thù của tự do (freedom)” nếu bạn không đi theo các giá trị Tây Âu. Điều này cho thấy, theo quan điểm của Orban, các hệ tư tưởng tự do hiện đại ở Châu Âu đã trở nên bá quyền, bác bỏ và thậm chí áp bức các quan điểm khác. .
Orban giải thích thêm về quan điểm của ông, chỉ ra rằng trong khi chính trị phương Tây do các cá nhân tri thức và nhà tư tưởng dẫn đầu, thì Hungary lại ưu tiên trên hết về tập thể. Ông cho thấy sự đối lập giữa hai quan điểm này: “Có những nhóm người nghĩ rằng điều quan trọng nhất trên thế giới là cái tôi của họ, chính họ, cái ‘tôi’. Đây là trung tâm của thế giới. Phe kia của người dân, phe kia của xã hội cho rằng điều đó không đúng, bởi vì có một số thứ còn quan trọng hơn ‘tôi’, hơn cái tôi của tôi. Là gia đình, là đất nước, là Chúa trời. Và vì họ quan trọng hơn, nên tôi phải phục vụ những thứ ưu tiên cao hơn này.”
Orban cho rằng, mặc dù hệ thống các giá trị này đã trở nên lỗi thời ở các xã hội Tây Âu, thì đây vẫn là thực tế tại Hungary. Sự tập trung của chính phủ ông vào phúc lợi gia đình, quảng bá bản sắc dân tộc, chống lại làn sóng di cư, và tái khẳng định nguồn gốc Cơ đốc giáo của Hungary đều được thúc đẩy bởi mối quan tâm tập thể này. Ông ám chỉ rằng nếu có sự tôn trọng tư tưởng tự do thực sự tại Châu Âu, thì Hungary sẽ không bị EU coi là một quốc gia nhiều vấn đề trong EU như đang bị đối xử hiện nay.
Trong bối cảnh chính trị Châu Âu rộng lớn hơn, vị thế của Hungary phục vụ như biểu tượng cho những căng thẳng mà nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy khi họ cố gắng dung hoà lịch sử và văn hoá của đất nước mình với dự án xây dựng một EU thống nhất về giá trị. Sự lãnh đạo của Orban, mặc dù bị cả chính giới và báo chí phương Tây cho là gây tranh cãi, đã có tiếng vang với phần lớn của dân số Hungary – những người cảm thấy rằng các giá trị tự do hiện đại đôi khi đòi hỏi họ phải gạt bỏ lòng yêu nước, truyền thống, và dân tộc sang một bên trong chính trị Châu Âu ngày nay.
Cuộc phỏng vấn của Orban, vì vậy, đã cho phép chúng ta nhìn một cách thấu đáo hơn không chỉ về bối cảnh và các quan điểm của Orban và Hungary, mà còn cả về châu Âu, phương Tây, NATO và tương lai của các quốc gia này, cho dù, các ý kiến và quan điểm của Orban, như chính ông và chính phủ của ông, sẽ vẫn tiếp tục là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, không chỉ ở phương Tây và châu Âu.
Cuộc phỏng vấn của Tucker Carlson với Viktor Orban có thể được truy cập qua đường link dưới đây trên nền tảng Twitter/ X: https://twitter.com/TuckerCarlson/status/1696643892253466712
Phạm Vũ Thiều Quang
Cục diện quan hệ Nga - Trung - Mỹ giữa chiến sự ác liệt tại UkraineCuộc chiến Nga - Ukraine được xem là xung đột địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Nó có tác động mạnh, tạo nên bước chuyển mới trong cục diện quan hệ giữa 3 cường quốc Nga - Trung - Mỹ.
顶: 7踩: 1
评论专区