Giới khoa học nhận định đây là kết quả của sự đột biến. TheìsaotriệuchứngcủangườinhiễmOmicrongiốngcảmthôngthườkqbd anh 2o đó, Omicron đã lấy một đoạn vật liệu di truyền từ virus khác, có thể là một loại virus cảm lạnh thông thường.
Theo nghiên cứu do tác giả Venky Soundararajan (Mỹ) đứng đầu, đột biến này có thể đã xảy ra trong một tế bào có khả năng chứa cả SARS-CoV-2 và virus cảm lạnh thông thường.
Điều này đồng nghĩa virus lây truyền dễ dàng hơn, trong khi chỉ gây ra bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Ảnh minh họa: Nationnews
Nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời khẳng định chắc chắn liệu Omicron có dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác, gây ra bệnh nặng hơn hay vượt qua Delta để trở thành biến thể phổ biến nhất hay không.
Đặc điểm mới của Omicron là kết quả của sự tái tổ hợp virus. Đó là quá trình hai loại virus khác nhau trong cùng một tế bào chủ tương tác khi tạo ra các bản sao mới có một số gen từ "cha mẹ" .
Trình tự gen tương tự xuất hiện nhiều lần ở một loại virus corona gây cảm lạnh ở người - được gọi là HCoV-229E - và trong virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra bệnh AIDS.
Các nhà khoa học Nam Phi trước đó đã đưa ra quan điểm, Omicron có thể xuất phát từ cơ thể của một người có hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi HIV hoặc một tình trạng suy giảm miễn dịch nào đó.
Những dữ liệu ban đầu ghi nhận, bệnh nhân nhiễm Omicron đều có các triệu chứng nhẹ, phổ biến nhất là ho, nghẹt mũi và mệt mỏi. Biến thể phát hiện lần đầu ở Nam Phi đã lan ra khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chưa có ca tử vong.
An Yên(Theo Reuters, Hindustantimes)
Giải mã yếu tố gen có thể giảm tác động của Covid-19 với người Nhật
Đặc điểm di truyền ở tế bào bạch cầu có thể đã giúp người Nhật ít trở nặng và tử vong do Covid-19 hơn.