11 tuổi đỗ đại học
Tạ Ngạn Ba (sinh năm 1966,ầnđồngvậtlýtrượtgiảiNobelvìkiêungạoEQthấket qua vo dich ha lan tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) được mệnh danh là thần đồng Vật lý của Trung Quốc. Anh sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là giảng viên dạy Vật lý tại Trường Cao đẳng Y tế Hồ Nam.
6 tuổi, Ngạn Ba biết làm toán của học sinh lớp 5. 9 tuổi, anh tự học xong chương trình Toán, Lý, Hóa bậc THPT. 10 tuổi, anh học sang hình học và giải tích ở bậc đại học.
11 tuổi, thần đồng Vật lý đỗ vào lớp ươm mầm tài năng trẻ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Ở tuổi 15, Ngạn Ba là nghiên cứu sinh trẻ tuổi nhất Trung Quốc. Anh làm việc tại Viện Vật lý Lý thuyết, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.
Kỳ vọng nhận được giải Nobel
Năm 18 tuổi, anh nhận được bằng thạc sĩ loại xuất sắc. Sau đó, Ngạn Ba được tuyển thẳng vào Đại học Princeton, Mỹ hệ tiến sĩ.
Tại đây, anh được nhà Vật lý Philip Warren Anderson – người từng đoạt giải Nobel năm 1977 hướng dẫn luận án tốt nghiệp. Do đó, người Trung Quốc hy vọng tài năng của Ngạn Ba sẽ ngày càng phát triển và mang vinh quang về cho đất nước.
Thời điểm đó, tin tức về Ngạn Ba phủ sóng trên khắp các báo và truyền hình Trung Quốc. Thậm chí, họ còn kỳ vọng Ngạn Ba sẽ là người Trung Quốc đầu tiên được trao giải Nobel.
Tưởng chừng tương lai của Ngạn Ba sẽ tươi sáng, là niềm tự hào của người Trung Quốc. Thế nhưng, sau khi sang Mỹ được vài năm, anh đã bị trục xuất về nước vì thái độ ngạo nghễ và nhiều lần mâu thuẫn với giáo sư hướng dẫn.
Bị trục xuất khỏi Mỹ
Trong quá trình làm luận án tốt nghiệp, Ngạn Ba bác bỏ một luận điểm của nhà khoa học Philip Warren Anderson - người từng đoạt giải Nobel Vật lý. Điều này khiến thầy Anderson vô cùng tức giận. Trong quá trình làm việc, Ngạn Ba thường xuyên thể hiện thái độ kiêu ngạo về bản thân, do đó, thầy Anderson đã đánh trượt luận án tốt nghiệp của anh.
Giáo sư hướng dẫn yêu cầu Ngạn Ba thay đổi tên đề tài luận án tốt nghiệp nhưng anh không làm theo yêu cầu này. Trái ngược với những người khác, anh lựa chọn phương án đối chất với giảng viên hướng dẫn. Ngạn Ba liên tục gặp thầy Anderson để bàn luận về lý thuyết và yêu cầu thầy phải chấp nhận luận án của mình. Thậm chí, Ngạn Ba còn đến nhà thầy giáo vào đêm muộn để tranh cãi ầm ĩ.
Thời điểm đó, đã xảy ra vụ án một giáo sư người Mỹ bị sinh viên Trung Quốc giết hại. Lo sợ những hành vi cực đoan của Ngạn Ba, giáo sư Anderson đã yêu cầu Đại học Princeton trục xuất anh về nước. Điều này chấm dứt sự kỳ vọng của người dân Trung Quốc vì Ngạn Ba sẽ không thể chạm tay vào giải Nobel danh giá.
Thần đồng nhưng EQ thấp
Lý do chính khiến Ngạn Ba bị trục xuất về nước là do anh không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của bản thân (EQ). Không ai phủ nhận Ngạn Ba giỏi nhưng anh quên đi việc phải trau dồi các kỹ năng mềm như quản lý cảm xúc để có thể giao tiếp, hòa đồng với những người xung quanh.
Từ nhỏ, Ngạn Ba đã không thích tiếp xúc và nói chuyện với người khác. Đến khi đi học, anh không mấy hòa đồng với bạn bè. Khi thầy cô hỏi, Ngạn Ba cũng không trả lời. Nói về vấn đề này, gia đình Ngạn Ba cho biết: “Vì nó không thích nói chuyện nên ngại mở lời trước với mọi người. Có lẽ sau này nó sẽ năng động hơn”.
Sau khi bị trục xuất về nước Ngạn Ba công tác tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Vài năm sau, anh kết hôn.
Ngay cả khi đã có gia đình riêng, tính cách của anh vẫn không thay đổi, đến con trai cũng không dám gần.
Câu chuyện của thần đồng Ngạn Ba để lại nhiều bài học đắt giá: Dù là thần đồng hay người bình thường thì việc trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ) hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Để con có thể phát triển toàn diện, ngoài việc trau dồi IQ thì bố mẹ nên chú trọng đến việc rèn con các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, trao đổi với người khác, kiểm soát cảm xúc bản thân...
An Dương(Theo Sohu, 163)
(责任编辑:World Cup)