Trong những dịp nghỉ lễ dài ngày như nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9,ánhbịsalầykhichạyxetrêncátngườimớiláicầnnhớcácđiềunàsoi keo brighton nhiều người có xu hướng tìm đến những vùng biển hoang sơ để cắm trại hoặc tìm đến những đồi cát để tìm thú vui trải nghiệm lái xe địa hình. Tuy nhiên, chạy xe trên cát có sự khác biệt lớn so với chạy trên đường nhựa, điều này đòi hỏi người lái xe cần hiểu biết và có những kỹ năng cần thiết.
Vì vậy, trong bài viết này, anh Nguyễn Hồng Vinh (Vinh Nguyễn) chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực lái xe an toàn sẽ chia sẻ những kinh nghiệm lái xe, kỹ năng xử lý tốt nhất để chạy xe trên cát, để người điều khiển có được chuyến đi an toàn và giúp xe tránh khỏi bị sa lầy không đáng có.
Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần thiết
Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh, yếu tố tiên quyết để những người mới lái, thậm chí người lái có kinh nghiệm lâu năm muốn chạy xe trên cát là phải sử dụng một chiếc xe gầm cao, được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian 4WD/4x4 hoặc dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD.
Nhưng những chiếc xe SUV hay Crossover sử dụng hệ thống AWD sẽ gặp nhiều hạn chế hơn khi di chuyển trên cát do hệ thống này chủ yếu được tối ưu trên bề mặt đường trơn trượt thay vì hoạt động trên những địa hình phức tạp.
Thứ hai là khi lái xe trên cát, cần tăng tiết diện tiếp xúc của lốp xe với bề mặt cát để giảm thiểu khả năng bị lún. Vì vậy, thay vì bơm căng, người lái cần xả bớt một lượng hơi trong lốp xe, áp suất lốp tối ưu để xe đi trên cát là 1,1-1,6 kg/cm2 tùy theo từng loại xe và kích thước la-zăng, ví dụ la-zăng 20 inch thì phải để áp suất 1,6 kg/cm2.
Thứ ba là phải sử dụng chế độ 2 cầu (4H), nếu có chế độ 2 cầu chậm (4L) là tốt nhất, tắt chế độ cân bằng điện tử ESP để sức mạnh đều được truyền tới các bánh xe. Một số xe gầm cao 4WD hiện đại sẽ có thêm chế độ vận hành thì người lái có thể lựa chọn chế độ Sand (chạy đường cát) để hệ thống truyền động tối ưu khả năng vận hành cho loại địa hình này.
Kỹ năng chạy xe trên cát
Bên cạnh việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần thiết, kỹ năng lái xe trên cát cũng quan trọng không kém. Các địa hình phức tạp thường kèm theo những rủi ro bất ngờ. Vì vậy trước khi di chuyển, người lái nên khảo sát địa hình để xem độ mịn, độ dày của cát.
Hãy lựa chọn những vị trí có vệt bánh xe của các xe đi trước hoặc chọn nền cát cứng để di chuyển. Đối với xe số tự động, chuyển sang chế độ số tay ở cấp số 1 để giúp xe có được mô-men xoắn cao ngay từ đầu. Về kỹ năng điều khiển, chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh chỉ ra một số lưu ý như sau:
- Khi bắt đầu chạy vào đường cát, cố gắng duy trì chuyển động liên tục để xe tạo đà tiến lên ở dải tốc độ từ 30-40 km/h.
- Tránh tăng ga đột ngột vì khi làm vậy bánh xe có xu hướng đào sâu xuống nền cát.
- Hạn chế việc đánh lái quá nhiều vì ở góc lái nhỏ, bánh trước của xe sẽ tạo lực cản và có xu hướng đào sâu vào cát. Trong trường hợp cần phải đánh lái, người điều khiển nên mở góc cua càng rộng càng tốt.
- Tránh phanh gấp vì điều này sẽ làm cho đầu xe lún sâu xuống bề mặt cát, khiến xe khó di chuyển và dễ bị sa lầy, thay vào đó cho xe tự dừng bằng cách ma sát với bề mặt cát.
- Trong trường hợp cần dừng xe hãy chọn vị trí xuống dốc.
- Nếu thấy dấu hiệu xe khó di chuyển về phía trước, hãy lùi xe lại một đoạn nhẹ nhàng và đủ xa để đánh lái tránh vết xe cũ và mở đường đi mới.
Trong trường hợp xe bị sa lầy, người lái đừng cố đạp ga vì sẽ làm cho bánh xe càng lún sâu trong cát. Việc cần làm là giảm lực cản cho bánh xe bằng cách cào bớt lớp cát đi hoặc tốt nhất là nhờ tới sự hỗ trợ của xe khác.
Nhìn chung, việc di chuyển xe trên cát có thể gặp sự cố bất kỳ lúc nào, do đó những người mới lái nên chủ động đi theo nhóm 2 xe trở lên để có thể hỗ trợ nhau khi cần.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!