Hàng năm,ềtaytráiháiratiềncủacácthầycôtrênđảoQuanLạnQuảti le nha cai cứ mỗi dịp hè, khi học sinh được nghỉ học cũng là lúc các thầy cô Trường THCS và THPT Quan Lạn (xã Quan Lạn) bận rộn với đủ công việc, để có thêm tiền trang trải cuộc sống khó khăn trên đảo.
Thầy giáo Phạm Thành Luân (SN 1989, giáo viên môn Địa lý, Trường THCS và THPT Quan Lạn) là một trong số đó. Cứ mỗi hè đến, gác giáo án, thầy lại bắt đầu công việc làm thêm dịch vụ du lịch.
Trước đây, thầy Luân phụ trách công tác Đoàn của trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, giáo viên. Nhận thấy thầy có tài ăn nói, nên người dân địa phương và các khách sạn ngỏ ý muốn mời thầy Luân làm MC cho những hoạt động như đốt lửa trại, team building của khách du lịch.
Ban đầu, thầy Luân còn e ngại vì chưa thử sức với loại hình này bao giờ sẽ khiến chuyến du lịch của du khách không trọn vẹn. Sau đó, nhận thấy nếu không tận dụng thời gian 3 tháng nghỉ hè sẽ rất lãng phí, thầy Luân bắt đầu lên mạng học tập, trau dồi các kiến thức về tổ chức sự kiện.
Ngoài ra, thầy còn vào đất liền để học hỏi kinh nghiệm từ những hướng dẫn viên du lịch đã có nhiều năm làm trong nghề. Hè năm 2018 là thời điểm lần đầu tiên thầy Luân nhận "show' đầu tay.
Sau đó, được mọi người hưởng ứng, thầy Luân tổ chức thêm hoạt động trải nghiệm "một ngày làm ngư dân" cho khách du lịch từ địa phương khác tới.
Khi làm thêm công việc này, điều mong muốn nhất của thầy Luân là có thể giới thiệu đến du khách những nét đẹp của vùng đảo Quan Lạn và nếp sống thường nhật của người dân nơi đây.
Không ít lần thầy Luân tổ chức dịch vụ du lịch cho đoàn khách cũng là giáo viên. Đồng nghiệp gặp nhau vô cùng vui vẻ, ấm áp. Họ vẫn giữ liên lạc cho đến bây giờ để trao đổi, hỗ trợ nhau về công tác chuyên môn.
Theo thầy Luân, nghề chính và nghề tay trái đều bổ trợ cho nhau. Là một giáo viên dạy môn Địa lý, tận dụng kiến thức nền tảng có từ trước, thầy truyền tải thông tin về địa lý, lịch sử văn hoá của mảnh đất này đến với du khách.
"Hè năm 2022, công việc tổ chức dịch vụ du lịch mang lại cho tôi thu nhập khoảng hơn 100 triệu. Số tiền này tôi sẽ dành một phần giúp cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, còn lại tôi để trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày", thầy Luân chia sẻ.
Cũng rất tất bật trong những ngày hè là cô giáo Hoàng Thị Thuý (SN 1988, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn). Nhiều năm nay, cô phải nuôi 2 con nhỏ cùng 1 người cháu mồ côi. Với thu nhập hơn 7 triệu/tháng, cô Thúy chi tiêu tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống nơi đảo xa.
Do gia đình làm nông nghiệp, thời gian nghỉ hè, cô Thuý thường cấy lúa, trồng khoai lang tím, lạc, củ kiệu... để giúp gia đình. Lúc nông nhàn, nữ giáo viên ra biển bắt ốc, mổ con hà bán cho các nhà hàng để có thêm thu nhập.
Công việc của cô Thúy bắt đầu từ 4h mỗi ngày. Bình minh lên cũng là lúc cô kết thúc công việc và mang thành quả đến các nhà hàng.
"Mỗi tháng hè, tôi kiếm thêm khoảng 10 triệu, số tiền này cũng đủ để lo cho con, cháu. Sống trên đảo, chúng tôi vận dụng tối đa những gì địa phương có để có thêm thu nhập trong thời gian rảnh", cô Thuý tâm sự.
Gần 7 năm nay, cô giáo Lê Thị Loan (SN 1983, Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng) cũng có thêm nghề phụ là nhập và chế biến hải sản đem bán vào đất liền.
Mỗi buổi sáng, cô Loan đều ra bến tàu mua cá về phơi khô. Gom được một mẻ, cuối tuần cô sẽ vào đất liền để giao hàng cho khách đã đặt trước.
"Công việc rất vất vả, có khi làm hàng tới khuya, hôm sau mang đi bán, hàng xếp lên xe máy có khi cao quá đầu người. Hải sản tôi chế biến sạch sẽ, không chất bảo quản nên được nhiều người ủng hộ", cô Loan cho biết.
Nghề tay trái của các giáo viên trên đảo không chỉ mang thêm thu nhập mà còn là kênh quảng bá văn hoá, nếp sống của người dân miền hải đảo, giúp phát triển du lịch địa phương. "Mệt nhưng có thêm đồng ra đồng vào nên cũng vui", cô Loan cười cho biết thêm.