Tôi làm việc trong ngành IT đến nay được hơn 15 năm. Thị trường lao động của ngành này cũng không nằm ngoài quy luật cung cầu. Thực ra,ôiUvẫnxinđượcviệc ITởĐứkeo ibet các bạn phải học cách chấp nhận việc bị sa thải như một điều hiển nhiên dưới góc nhìn kinh tế học. Thị trường việc làm là nơi bạn bán chất xám, công sức của mình và công ty sẽ mua sức lao động của bạn. Một khi bạn còn mang lại giá trị cho công ty hơn số tiền họ ra thì người ta chắc chắn sẽ còn giữ bạn bằng mọi giá. Nếu bạn làm tốt nhưng có người khác cũng làm tốt như bạn nhưng chỉ nhận mức lương bằng một nửa thì họ cũng cho bạn ra đi. Thị trường châu Âu, cầu lớn hơn cung nên nhân sự IT không lo mất việc, mức lương cũng được trả cao hơn, kèm theo phúc lợi tốt để giữ người. Khi bạn thấy công ty không trả tương xứng với công sức mình bỏ ra, thì bạn cũng sẽ rời đi không do dự. >> IT trên 35 tuổi giỏi chuyên môn vẫn mất việc Lúc còn ở Việt Nam, tôi từng nghĩ đến việc sẽ có nguy cơ bị sa thải khi bước vào độ tuổi trung niên, do cung cầu ở ta chênh lệch. Vì thế, năm 35 tuổi, tôi nộp hồ sơ sang Đức theo diện EU Blue Card. Sau hai năm, tôi phỏng vấn và đậu vào một ngân hàng hàng đầu của Đức. Tuần trước, tôi nộp đơn vào một trong sáu công ty thuộc FAANG (Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google) chi nhánh tại Đức khi đã ở độ tuổi U50. Thế nhưng họ vẫn gọi tôi đi phỏng vấn bình thường. Vậy nên, quan trọng là bạn làm được gì cho người ta và có thích hợp với công ty của họ hay không, còn tuổi tác chỉ là con số. Tôi không bao giờ để tuổi cụ thể trong CV và nhà tuyển dụng cũng không bao giờ hỏi cặn kẽ điều đó. Hầu hết các công ty tôi làm đều có quy định chống phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, xuất thân... ai vi phạm sẽ bị xử lý. Việc của những nhân sự như tôi là học tập, trau dồi kiến thức kinh nghiệm để nâng "giá" bản thân, bán sức lao động được giá hơn. Nếu chẳng may bị sa thải thì "bán mình giá rẻ" cho các công ty vừa và nhỏ, chờ đợi cơ hội. Thực tế, nếu các bạn là hàng tốt giá rẻ thì trước sau gì cũng sẽ có công ty "mua", chỉ "chào bán" hơi lâu mà thôi.