Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm của Tổng công ty VTC gần đây,ềuđàitruyềnhìnhViệtNamđangthambátbỏmâkawasaki – marinos ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, trong buổi Giao ban truyền thông xã hội tháng 7/2017 do Bộ TT&TT tổ chức tại TP.HCM mới đây, đại diện một nhà quảng cáo hàng đầu đang nắm giữ 58% thị phần quảng cáo ở Việt Nam, đã phát biểu rằng “không tưởng tượng nổi các đài truyền hình ở Việt Nam lại có thể đưa hết nội dung lên YouTube như hiện nay chỉ để mỗi năm thu được đôi ba chục tỷ đồng. Thậm chí ngay cả Đài Truyền hình Việt Nam còn đưa cả những nội dung chi phí sản xuất hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng lên YouTube”. Không có một quốc gia nào mà các đài truyền hình lại đưa tất tần tật nội dung lên mạng xã hội như vậy. “Cách đưa tất cả nội dung do mình sản xuất ra lên YouTube và mạng xã hội của các đài truyền hình Việt Nam giống như đang quẳng “cái mâm” ngon lành ra ngoài cho người khác hưởng, rồi tranh nhau “cái bát” ở trong nước”, ông Lâm ví von. Theo quan sát của ICTnews thì hiện nay các đài truyền hình lớn như VTV, VTC, đài truyền hình Vĩnh Long, các kênh truyền hình hoặc chương trình video của các cơ quan báo chí lớn đều có kênh riêng trên YouTube và Facebook. Trên các kênh này, các đơn vị sản xuất nội dung đã đưa tất cả những nội dung hot lên đó để thu hút khán giả vào xem qua kênh mạng xã hội. Trong khi với các đài truyền hình lớn ở quốc tế nội dung được họ giữ gìn kỹ lưỡng vì đây chính là tài sản, là hàng hóa để cạnh tranh của họ. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, chính nội dung của các đài truyền hình Việt Nam và các nhà sản xuất nội dung Việt Nam đang nuôi béo Google và Facebook. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nước ngoài khi vào Việt Nam họ chỉ cần xây dựng nền tảng, rồi họ kinh doanh bằng chính tài nguyên nội dung của Việt Nam, bằng tiền của doanh nghiệp Việt Nam, nguồn lực của Việt Nam và người xem của Việt Nam. Đây là điều mà các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam cần phải suy nghĩ. |