- Ngày đầu tiên đến trường luôn lạ lẫm và không thiếu những giọt nước mắt với con trẻ. Phụ huynh phải nghĩ ra đủ chiêu để thuyết phục con vào lớp.
Sáng 1/8,ékhócnhưmưabỡngỡngàytựutrườkqbd cup quoc gia duc trường Mầm non Lê Quý Đôn (Quận Hà Đông, Hà Nội) đã bắt đầu tựu trường và sẵn sàng đón trẻ.
Các lớp học đón trẻ từ 7 giờ rưỡi sáng nhưng phải mất hơn 1 giờ đồng hồ sau mới ổn định được lớp học cho buổi học đầu tiên. Khó khăn của các phụ huynh và cô giáo là việc thuyết phục trẻ rời tay phụ huynh vào lớp sau những cơn “khóc như mưa”.
Từ hôm nay 1/8 nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu tựu trường.
Nhiều trẻ tỏ ra bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường.
Nhiều em nhỏ quấn lấy mẹ
Các cô giáo vất vả trong việc thuyết phục trẻ vào lớp.
Bé trai bám riết vào phụ huynh...
...mếu máo không chịu vào lớp.
Anh Đặng Đức Thắng quyết định xin nghỉ việc sáng nay và dậy từ 6 rưỡi sáng chuẩn bị để đưa con gái đến trường nhập học.
Sau khi con gái 2 tuổi rưỡi vào lớp hồi lâu, anh vẫn ngồi ngoài đưa mắt nhìn theo đầy lo lắng:
“Con khóc như mưa, thấy bố đứng ngoài mà vũng vẫy đòi mở cửa. Dù chuẩn bị tâm lý nhưng ngày đầu tiên thấy con khóc nhiều thật sự cũng cảm thấy hơi lo, sợ con mệt”, anh Thắng chia sẻ.
Khóc như mưa
Những phút thuyết phục đầy khó khăn
Chưa chịu theo cô giáo và khóc đòi trở lại vòng tay bà.
Người bà đành phải đưa cháu gái ra một góc xa cửa lớp để dỗ dành.
Bé trai chưa đến lớp đã đòi về
Chạy trốn vào mọi ngóc ngách để mẹ không đưa vào lớp
Chỉ đến khi có sự hỗ trợ của các cô giáo thì mới đưa được trẻ vào lớp học nhưng nước giọt nước mắt lăn dài trên má.
Người mẹ này phải chủ động tháo giày làm gương vào lớp trước để thuyết phục con vào lớp.
Cô giáo phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục trẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi cho biết ở lớp lớn hơn cũng tương tự trong những ngày đầu tựu trường. “Buổi đầu đến lớp nên các con rất bỡ ngỡ, một số bạn tỏ ra rất háo hức khi đi học nhưng rất nhiều bạn còn rụt rè, quấn lấy bố mẹ và không chịu vào lớp. Nhiều bạn khóc nhè ướt hết cả mặt. Cũng có trường hợp do đang quen nghỉ hè nên nhất quyết không chịu vào lớp và bố mẹ đành phải cho về nhà làm công tác tư tưởng cho những ngày sau”, cô Hồng kể.
Sau một hồi lâu dỗ dành không được, người mẹ này đành phải đưa con về làm công tác tư tưởng trước khi cho bé trở lại lớp trong những ngày tới.
Bà thập thò ngó trộm vào lớp học xem tình hình cháu.
Chị Lan (quận Hà Đông) cũng ngồi lại hồi lâu sau khi cửa lớp học đóng lại để cố gắng dõi theo con gái của mình. Thỉnh thoảng chị lại lén lút ngóc đầu lên ô cửa kính để nhìn trộm vào lớp học. “Cứ phải ngồi lại thêm một lúc hoặc thậm chí cả buổi để xem tình hình con có thôi khóc và làm quen lớp, chơi với các bạn. Trông ổn rồi có về mới yên tâm được”, chị Lan chia sẻ.
Yếu tố tinh thần là quan trọng nhất là nhiều phụ huynh đã tìm ra cách để trấn an con trẻ.
Có thể là những cái đập tay thỏa hiệp đầy dỗ dành...
... hoặc cũng có thể là chụp ảnh để con quên đi cảm giác bỡ ngỡ, xa lạ và trở nên thân thiện hơn với những người bạn mới.