Khi những tranh cãi về việc nên tiếp tục hay dừng sản xuất tấm lợp có chứa amiăng trắng chưa có hồi kết,Đổimớicôngnghệsảnxuấttấmlợpfibroximăbảng xếp hạng colombia b ngành công nghiệp tấm lợp fibro xi măng cũng đứng giữa áp lực thị trường yêu cầu sự đổi mới công nghệ sản xuất an toàn.
Ưu tiên đổi mới công nghệ đảm bảo an toàn
Theo Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 23/12/2014, số 67/2014/QH13, trong đó quy định: Kinh doanh amiăng trắng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, theo Quyết định 1469/QĐ-TTg, DN cần đáp ứng các tiêu chí sản xuất có điều kiện. Theo đó, DN nào đạt yêu cầu về trình độ công nghệ, có chứng nhận hợp quy, đạt quy chuẩn về môi trường, y tế, cam kết thực hiện chương trình sử dụng amiăng trắng an toàn có kiểm soát sẽ được tồn tại sản xuất kinh doanh. DN nào chưa đáp ứng sẽ phải ngừng sản xuất để hoàn thiện.
Dây chuyền xé bao tự động tại Công ty Cổ phần Tấm lợp VLXD Đồng Nai |
Trên thực tế các DN sản xuất tấm lợp fibro ximăng đang nỗ lực thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Ngoài việc liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn trong sản xuất, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường, các DN cũng từng bước đầu tư đa dạng hóa các dạng sản phẩm, cho phép sử dụng các loại nguyên liệu đầu vào khác nhau. Nhiều DN quan tâm phát triển các dòng sản phẩm dựa trên cơ sở công nghệ Hatschek (công nghệ xeo cán) như ngói màu không nung, tấm trần tấm tường, các sản phẩm tấm lợp sử dụng các loại sợi tổng hợp (sợi PVA), sợi hữu cơ làm sợi gia cường, nhằm gia tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng đồng thời cho phép mở rộng thị trường xuất khẩu.
Về vấn đề này, ông Phạm Văn Miện - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bạch Đằng (Nam Định) cho biết, công ty đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho việc đổi mới công nghệ và tự động hóa các khâu sản xuất. Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục nhập về dây chuyền xé bao tự động nhằm loại bỏ hoàn toàn sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động với sợi amiang trắng.
Dây chuyền hiện đại cho phép giảm sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động. |
Tại Công ty Cổ phần Tấm lợp VLXD Đồng Nai (Đồng Nai), công nghệ xé bao tự động đã được đưa vào vận hành từ nhiều năm qua. Đồng thời, công ty vẫn tiếp tục hiện đại hóa sản xuất trong tất cả các khâu, từ việc cơ giới hóa trong vận chuyển, mở mái tăng cường ánh sáng tự nhiên đến việc công nhân thực hiện quy định không mang quần áo bẩn về nhà ( công ty đã có khu vệ sinh để tắm, giặt quần áo sau ca lao động)…
Cùng với việc đầu tư, không ít DN sản xuất tấm lợp fibro xi măng vẫn băn khoăn không dám đầu tư hơn nữa cho phát triển sản xuất khi những tranh cãi về ảnh hưởng của sợi amiăng trắng chưa ngã ngũ cùng với bài toán về trách nhiệm và áp lực thị trường.
Áp lực thị trường
Theo nhận định của nhiều DN sản xuất tấm lợp fibro xi măng hiện nay áp lực về thị trường đối với mỗi DN thể hiện ngày càng lớn và rõ nét. Trong vòng 5 năm trở lại đây, điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thấp, đầu tư giảm sút, các yếu tố đầu vào tăng cao…nhiều DN phải áp dụng biện pháp ngừng sản xuất để giảm lượng tồn kho. Kế hoạch năm 2015 của ngành đề ra: sản xuất 85 - 87 triệu m2/năm, tiêu thụ 80 - 81 triệu m2/năm, nhưng chỉ đạt 80% kế hoạch đề ra. Trong giai đoạn 2010 - 2015 có 6 cơ sở với năng lực 8,0 triệu m2/năm phải ngừng sản xuất. Đến nay, toàn ngành có 39 cơ sở với tổng năng lực 110 triệu m2/năm.
Nhận định về xu hướng sụt giảm thị trường tiêu thụ tấm lợp fibro xi măng, nhiều nhà sản xuất cho rằng việc người dân e dè tính an toàn của sản phẩm chỉ là một yếu tố ảnh hưởng. Quan trọng hơn thế, đó là sự cạnh tranh của các sản phẩm đa dạng hơn như tôn kẽm. Nếu như trước kia vùng ĐBSCL được xem là thị trường tấm lợp fibro xi măng rộng lớn thì nay sức tiêu thụ giảm rõ rệt, tập trung chủ yếu ở vùng ngập lũ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đời sống nhân dân khó khăn.
Ngành công nghiệp tấm lợp fibro xi măng cũng đứng giữa áp lực thị trường yêu cầu sự đổi mới công nghệ sản xuất an toàn. |
Mặc dù cho đến nay, Việt Nam chưa tìm thấy trường hợp bệnh nhân ung thư trung biểu mô do amiăng trắng gây ra nhưng câu chuyện sản phẩm tấm lợp fibro xi măng có chứa amiăng trắng gây ung thư cho người sử dụng khiến chính những nhà sản xuất tấm lợp phải đau đầu và sản xuất cầm chừng. Đó là thực tế. Và thị trường có những quy luật đào thải tự nhiên của luật cung cầu.
Nói như vậy để thấy việc ứng xử với tấm lợp fibro xi măng nên được thực hiện theo lộ trình và dựa trên những cơ sở nghiên cứu khoa học để có những chứng cứ minh bạch, thuyết phục và đặt sức khỏe của người lao động, người dân lên hàng đầu.
Thanh Loan