Trong giới làm kỹ thuật viên,ỏichưadùngdâythừngướtthaydâymạngvẫnthuđượcđườngtruyềntốcđộti so bong da truc tiep có một câu nói đùa rằng: "Thứ gì cũng có thể làm dây mạng được, kể cả là mấy sợi dây thừng ướt". Và mới đây, một kỹ thuật viên người Anh đã chứng minh rằng câu nói đùa trên là hoàn toàn có cơ sở: Theo lời của Adrian Kennard, giám đốc nhà mạng Andrews & Arnold tại Anh, thì một anh kỹ thuật viên "vui tính" tại công ty đã thành công trong việc truyền tải dữ liệu mạng thông qua một sợi dây thừng ướt. Thông thường, dây mạng mà chúng ta thường dùng sẽ có lõi dây được làm bằng chất dẫn điện, mà phổ biến nhất là dây đồng. Tuy nhiên, sợi "dây mạng" được sử dụng trong bức hình ở phía trên là một đoạn dây thừng dài 2 mét đã được ngâm trong nước muối, và kẹp hai đầu dây bằng kẹp sắt. Với sợi dây mạng vô cùng đặc biệt này, tốc độ đường truyền thu được là 3,5 Mbps download, và 0,067 Mbps upload. Theo BBC, điều trên có thể xảy ra là bởi việc kết nối mạng "không hoàn toàn chỉ là truyền tải dòng điện". Thực tế, vai trò của sợi dây thừng kia là "vật dẫn đường" cho sóng điện từ - là tín hiệu mạng mang theo dữ liệu - chứ không phải để dẫn điện. Đây cũng không phải là lần đầu tiên có người tìm ra cách "chẳng giống ai" để lên mạng Internet. Trước đây, đã có người dùng dây thép gai để làm dây mạng, với tốc độ đường truyền lên tới 100Mbps - tương đương với những sợi dây mạng chất lượng tốt. Thậm chí, một số sinh viên ở Mỹ đã dùng trống bongo để mô tả giao thức Internet, hay thậm chí là dẫn lưu lượng data thông qua chim bồ câu. Theo như bài viết của Adrian Kennard, thì tốc độ download khi sử dụng sợi dây thừng là 3,5 Mbps (xấp xỉ 500kb/s) - khá chậm so với tốc độ internet phổ biến bây giờ. Nhưng dù sao đi nữa, thì kết quả này vẫn khá nhanh, bởi chúng ta đang sử dụng một sợi dây thừng ngâm nước muối chứ không phải là dây mạng thông thường. "Thí nghiệm này được thực hiện chỉ để cho vui, chứ không có tiềm năng về mặt thương mại. Chúng chỉ giúp chúng ta thấy được rằng, mạng ADSL vô cùng linh hoạt, đến mức mà kể cả khi đường dây lỗi (hay thậm chí là đứt một phần) vẫn không khiến tín hiệu mạng mất hẳn, mà chỉ chậm đi rất nhiều mà thôi. Theo GenK |