Nhiều chuyên gia tâm lý coi EQ (trí tuệ cảm xúc) là tín hiệu cho thấy khả năng thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống của một đứa trẻ về sau này. Dù vậy,ếumuốncontựtinmạnhmẽđừngđểconmắcvàocáibẫythườnggặlô lên tôp theo chuyên gia tâm lý người Mỹ Scott Mautz, EQ chỉ là một yếu tố quan trọng trong tổng thể sức mạnh nền tảng tâm lý của một cá nhân. Sức mạnh tinh thần của một người chủ yếu nằm ở khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân, đặc biệt khi họ ở trong những tình huống khó. Ông Scott Mautz đã có nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm lý học và trực tiếp tư vấn tâm lý cho nhiều khách hàng là các doanh nhân, giúp họ đạt được sức mạnh tinh thần. Gần đây, ông cho ra mắt cuốn sách The Mentally Strong Leader tổng hợp lại những điều ông đúc kết được từ quá trình nghiên cứu và thực tiễn làm nghề. Theo chuyên gia Scott Mautz, dưới đây là 7 lỗi sai thường gặp trong cách thức tư duy khiến một cá nhân bị sụt giảm sự tự tin, mạnh mẽ, cha mẹ nên chú ý để giúp con không mắc phải. Những người mạnh mẽ, tự tin hiểu rằng những bước lùi trong học tập, công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Cách chúng ta đứng lên sau những bước lùi mới nói lên chúng ta là ai. Khi gặp phải sai lầm, người mạnh mẽ, tự tin không nghiêm trọng hóa mọi chuyện, cũng không phóng đại những hậu quả của sai lầm, sơ suất ấy. Cha mẹ hãy giúp con có cách nhìn nhận tích cực khi gặp phải bước lùi, giúp con coi đây là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là con biết tập trung tìm giải pháp, tìm cách tốt nhất để bước về phía trước. Những biểu hiện của sự trì trệ bao gồm: cố gắng ngó lơ vấn đề đang tồn tại, không thực hiện giải pháp xử lý vấn đề; luôn tự bao biện, bào chữa cho bản thân, đổ lỗi cho người khác khi buộc phải đối diện với vấn đề; quá chậm chạp trong cách xử lý vấn đề. Xử lý vấn đề không phải việc đơn giản, nhưng người tự tin, mạnh mẽ không trì hoãn việc bắt tay vào xử lý vấn đề từng bước một. Người có EQ tốt hiểu được hậu quả của việc để vấn đề tiếp tục tồn tại và sinh ra thêm hệ lụy, họ sẽ nhanh chóng nghĩ cách giải quyết sự việc. Sống, học tập, làm việc có mục tiêu là điều rất tốt, nhưng người thực sự tự tin, mạnh mẽ luôn hiểu được giá trị của động cơ tốt đẹp. Họ không đòi hỏi bản thân phải luôn là người chiến thắng, đứng đầu, nổi bật, vượt trội. Họ cũng không có những hành động xuất phát từ động cơ lệch lạc hay thái độ cạnh tranh thiếu lành mạnh. Để con có chí tiến thủ nhưng không sa vào cái bẫy của động cơ sai lầm, cha mẹ hãy dạy con luôn biết cân nhắc giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của những người xung quanh. Khi cảm thấy lưỡng lự trước hành động của mình, không rõ mình đúng hay sai, có nên làm hay không, con hãy biết tự hỏi mình: "Mục đích của việc này có chính đáng và tốt đẹp không?". Cha mẹ hãy dạy con không nên quá tập trung vào việc những người xung quanh có yêu quý và tôn trọng con ở mức như con tự thấy mình xứng đáng được nhận hay không. Cách suy nghĩ này có thể khiến con rơi vào xúc cảm tiêu cực, mỗi khi con cảm thấy người khác đối xử không đẹp với mình. Cha mẹ hãy định hướng để con không mất thời gian để tâm đến việc con đã bị đối xử không công bằng như thế nào, thay vào đó, con hãy học cách khiến mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng con với 3 câu hỏi sau đây. Mình có thể cho đi những gì?Muốn người xung quanh yêu quý, tôn trọng con, con cần học cách cho đi, thậm chí là cho đi nhiều hơn những gì con đang nhận được. Con hãy cho đi những lời khen ngợi, sự ghi nhận, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ... Mình nên tránh bớt những chuyện gì?Con nên tránh những chuyện làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của con như tranh công, nói xấu, bịa chuyện, luôn đổ lỗi cho người khác, luôn tiêu cực, giận dỗi, phàn nàn... Mình nên thể hiện những giá trị gì?Những giá trị đẹp mà con nên có là tinh thần trách nhiệm, sự thông minh, hiểu biết, sự chân thành, trung thực, đáng tin cậy, sự rõ ràng, nhất quán, sự thân thiện, vui vẻ, cởi mở... Cha mẹ hãy cùng con vạch ra những điều con có thể cho đi, những điều con nên tránh và những giá trị con nên có. Qua quá trình thực hiện tốt những điều này, con sẽ dần có được sự yêu quý và tôn trọng của số đông. Một người có EQ tốt sẽ không quá tự tin, cũng không tự ti. Việc tự đánh giá sai về bản thân mình theo hướng quá đề cao hay tự hạ thấp chính mình đều có thể gây nên những vấn đề tiêu cực. Việc quá tự tin sẽ khiến con chủ quan, thiếu sự cẩn trọng; còn quá tự ti lại khiến con trở nên nhút nhát, bỏ lỡ những cơ hội để nâng cao năng lực và trải nghiệm của bản thân. Những người có EQ tốt luôn biết suy nghĩ cẩn trọng khi tự đánh giá về bản thân mình, trước khi họ bắt tay làm một việc gì. Nhờ vậy, họ có sự tự tin, nhưng cũng tự biết khi nào thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ. Khi các quyết định và hành động của con liên tục dao động mà không có lý do hợp lý, điều đó khiến con tự tạo nên sự thiếu vững vàng, thiếu ổn định ở bản thân. Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó đặt lòng tin vào con. Sự thiếu ổn định có thể làm sụt giảm lòng tin, suy giảm chất lượng các mối quan hệ, thậm chí khiến người xung quanh tránh tương tác với con. Những người có sự tự tin, mạnh mẽ sẽ không hành động bốc đồng rồi thay đổi quyết định nhanh chóng. Họ biết cách kiểm soát cảm xúc để không vội vã nói, quyết định hay hành động. Người có EQ tốt biết rõ ưu tiên của mình là gì, mình có thể chờ đợi gì từ người khác, đặc biệt họ có sự nhất quán cao giữa lời nói và hành động, nói đi đôi với làm. Luôn cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh có thể khiến con không dám sống thật là mình, không sống đúng với những điều con tin tưởng và những giá trị mà con theo đuổi. Thậm chí, con còn tự chuốc về những xúc cảm tiêu cực, tự để mất thời gian, tâm trí, năng lượng vì những việc không đáng. Để con không rơi vào cái bẫy "muốn được tất cả mọi người yêu quý", cha mẹ cần giúp con đặt ra những giới hạn lành mạnh, giúp con biết ưu tiên bản thân một cách phù hợp, thay vì luôn ưu tiên người khác hơn chính mình, mong làm hài lòng mọi người. Trong hành trình trưởng thành, con cần học cách cân bằng, tự tin, tự chủ để có thể giúp đỡ người khác, nhưng không tự bỏ quên chính mình. Theo CNBC Không suy sụp khi gặp phải bước lùi
Không để bản thân rơi vào trì trệ
Không để bản thân có động cơ lệch lạc
Không đòi hỏi mọi người phải yêu quý, tôn trọng mình
Không tự đề cao cũng không tự hạ thấp chính mình
Không mâu thuẫn giữa lời nói và hành động
Không cố gắng làm hài lòng mọi người