Sáng 30/3,ạnhtranhtrongthờiđạilàcuộccạnhtranhvềnhânlựsoi keo brighton tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã đồng chủ trì tổ chức Toạ đàm và Triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao, gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp”.
Tọa đàm là nơi các cơ quan hoạch định chính sách, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ thông tin, thảo luận và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT trình độ cao ở Việt Nam. Song song với Tọa đàm, Triển lãm cùng tên cũng được tổ chức với sự tham gia của 15 trường đại học và 10 doanh nghiệp ICT lớn.
Ngành CNTT Việt Nam phát triển nhanh, nhu cầu nhân lực lớn
CNTT đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội. Toàn ngành hiện có khoảng 922.000 lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000 sinh viên đại học và cao đẳng ra trường. Ngoài ra, còn có lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước.
Mặc dù vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành CNTT ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô nhỏ, công nghệ phần mềm và nội dung số dù phát triển nhanh nhưng còn manh mún, thiếu tập trung nguồn lực, năng lực nghiên cứu và phát triển chưa cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng chuyên sâu. Công nghệ phần cứng, điện tử nặng về lắp ráp và sức cạnh tranh còn yếu.
Buổi tọa đàm về “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao, gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp”. |
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam tăng đáng kể. Điều này đến từ tốc độ tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT. Một nguyên nhân khác đến từ việc Việt Nam đang trở thành điểm đến của các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu.
Năm 2018, trong 235 trường đại học trên cả nước, có 153 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, với tổng số chỉ tiêu hơn 50.000 sinh viên. Tuy có sự gia tăng đáng kể về số lượng, nhu cầu nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là kỹ sư CNTT chất lượng cao. Để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng CNTT, ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ hay thị trường, yếu tố nhân lực CNTT đóng vai trò gốc rễ.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, để giải quyết vấn đề này, các trường đại học phải hoạt động như những doanh nghiệp cung cấp nguồn nhân lực, luôn luôn ý thức về thị trường. Các doanh nghiệp phải nhìn các trường đại học như những bạn hàng. Việc gắn kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp phải trở thành hoạt động tự thân, thường niên, mọi lúc mọi nơi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. |
“Hai bên đến với nhau có động lực là cùng lợi ích nhưng có áp lực là không hợp tác với nhau sẽ không tồn tại được. Chỉ lúc đó, nhà trường và doanh nghiệp mới đến với nhau một cách bền vững”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Cuộc cạnh tranh về nhân lực trong thời đại 4.0
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 chính là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại thì nước đó sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng được sự thay đổi của thời đại”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đổi mới cách thức đào tạo. Thay vì đào tạo theo kiểu truyền thống là học trước làm sau, thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, chúng ta cần đổi mới tư duy, học bằng cách làm, làm trước học sau, tự học 70 – 80% rồi mới hỏi thầy.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm trong việc phát triển nguồn nhân lực ICT tại Việt Nam. |
Quan điểm của người đứng đầu Bộ TT&TT là nhà trường cần mời doanh nhân, mời chuyên gia vào giảng nhiều hơn. Tư duy phản biện là quan trọng để phục vụ cho sáng tạo và đổi mới.
“Người thầy bây giờ đóng vai huấn luyện viên để giao việc cho trò làm. Học cách tìm ra vấn đề là quan trọng hơn, các phòng lab trở thành cơ sở chính của nhà trường, nghiên cứu trong môi trường ảo, môi trường mô phỏng nhiều hơn là trong môi trường thực, tiếng Anh, IT trở thành công cụ tối thiểu và bắt buộc” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng cũng đặt vấn đề về đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp, nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình, doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa? Hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham gia tọa đàm. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp không chỉ là người sử dụng lao động mà còn là người liên tục đào tạo lao động. Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn tài nguyên này. Phải coi người việc đào tạo người lao động như một khoản đầu tương tự như với máy móc, thiết bị.
“Chi cho đào tạo từ 5% - 10% chi phí lương là con số ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nguồn chi lớn như vậy sẽ tạo ra thị trường và giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, chúng ta cũng cần có những tổ chức độc lập để đánh giá chất lượng của các trường đại học, đánh giá tỷ lệ có việc làm của sinh viên ra trường, đánh giá mức lương qua các năm của sinh viên các trường, xếp hạng các trường đại học. Đây sẽ là một thông tin rất tốt cho thị trường và là một động lực để thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Tập trung vào nguồn lực con người chính là mấu chốt để hội nhập, bắt kịp và tranh thủ lợi thế đi sau của Việt Nam trong xu thế chuyển đổi số, GS.TS Nguyễn Đức Khương nhấn mạnh.
顶: 6踩: 91441
评论专区