- Nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Lê Viết Khuyến cho rằng,ỳthichunglàdịchvụcôngínhận định liverpool vs bournemouth kỳ thi chung để tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn cần thiết, nhưng kỳ thi chung đó phải xem đó là một dịch vụ côngích mà Bộ đứng ra làm để hỗ trợ cho các trường tự chủ trong việc tuyển sinh.
>> Tìm phương án thay thế điểm sàn đại học
Nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Lê Viết Khuyến (Ảnh: Xuân Trung) |
Ông Lê Viết Khuyến cho biết: Khi tôi ở Bộ - tôi đã từng góp kiến ngay khiBộ đưa ra khái niệm điểm sàn thì phải làm rõ được triết lí của điểm sàn là gì?
Một số người nói "nếu bỏ điểm sàn thì chẳng có gì để quản chất lượng đầu vào nênsẽ rối. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của người học...". Và họ quan niệmđó là ngưỡng tối thiểu - nếu không đạt thì không thể học ĐH.
Cá nhân tôi cho rằng, lập luận đó không thuyết phục vì lẽ, đề thi của Bộ năm dễ -năm khó chứ không phải đề thi mang tính chất tiêu chuẩn.
Đề chuẩn có thể dẫn dụ đề thi TOEFL - đề thi lần này và lần sau có mức độ khó, cấutrúc gần như không thay đổi. Vì thế họ mới đưa ra các chuẩn như muốn vào ĐH Mỹ thìđiểm TOEFL phải đạt 600 - tùy điều kiện từng trường. Hoặc vào CĐ thì điểm TOEFL phảiđạt 450 -500 điểm.
Đưa ra những quy định cứng như vậy thì đề thi phải mang tính chất tiêuchuẩn.
Còn đề thi ĐH của Việt Nam không mang tính chất tiêu chuẩn vì lúc khó, lúc dễ. Đềthi không chuẩn mà lại đưa ra khái niệm điểm sàn là không ổn.
Hơn nữa việc xác định điểm sàn phải gắn theo khối (A,B,C,D) - cũng không thực sựlà chính xác. Ví dụ như thi vào các trường kỹ thuật, các trường khoa học tự nhiên thìcó thể khối A vì sau khi vào học thì nền Toán - Lý - Hóa cũng rất cần. Nhưng thi khốiA vào các trường kinh tế thì có sự vô lí vì vào trường kinh tế học Toán rất ít, cònLí, Hóa không học.
Nói như thế để thấy khi xác định triết lí điểm sàn ngay trong Bộ cũng có mẫu thuẫnvà không thuyết phục.
Khi "3 chung" ra đời thì 3 năm đầu không có điểm sàn. Sau đó quy định điểm sàn banhành chỉ mang tính chất mệnh lệnh - xuất phát từ quyền lực từ phía nhà quản lý vàkhông có cơ sở khoa học.
Phương án thay thế điểm sàn?
- Và đề xuất thay thế bỏ quy định điểm sàn trong tuyển sinh ĐH lúc này tuymuộn, nhưng phương án thay thế khả thi là gì để vừa công bằng và đảm bảo chất lượng,thưa ông?
Muốn thay thế bằng phương thức gì - thì trước hết phải xem thế giới họ làm như thếnào?
Thế giới họ tổ chức một kỳ thi do nhà nước đứng ra (hoặc do một số tổ chức phichính phủ) tổ chức kỳ thi chung. Còn sử dụng kết quả của kỳ thi chung đó như thế nàothì họ trả quyền đó cho từng trường.
Các trường căn cứ vào thương hiệu của mình, căn cứ vào đặc điểm đào tạo của mìnhcó thể đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau để xét tuyển.
Còn nhà nước chỉ đưa ra trình độ tối thiểu để người học có quyền đăng ký vào họcmột trường ĐH hay CĐ.
Trình độ tối thiểu trong Luật Giáo dục gọi là "chuẩn quốc gia" và Bộ GD-ĐT cầncông bố công khai để người học đối chiếu - nếu thấy thấp hơn chuẩn đó thì biết khôngđủ điều kiện nộp đơn vào trường nào.
Khi anh đã nộp đơn vào trường nào thì trường đó có quyền đặt thêm điều kiện này,điều kiện khác, thậm chí đưa ra kỳ kiểm tra bổ sung để tuyển người học phù hợp. Dođó, chuẩn quốc gia đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ.
- Điều kiện tối thiểu các nước áp dụng mà ông đề cập cụ thể là gì, thưa ông?
Kinh nghiệm các nước họ xác định điều kiện tối thiểu là tốt nghiệp THPT hoặc tươngđương.
Ví dụ: Hoa Kỳ nếu tốt nghiệp phổ thông là được quyền đăng ký. Nhưng đăng ký vào ĐHnào dựa vào kỳ thi SAT hoặc ACT (tên tiếng Anh - American College Testing - là mộtkiểu kỳ thi chuẩn hóa nhằm giúp ban tuyển sinh của các trường ĐH đánh giá và so sánhcác đơn xét tuyển). Một năm họ tổ chức nhiều kỳ thi như vậy để thí sinh tham dự đểbiết sức mình đạt ngưỡng nào thì lấy kết quả nộp cho các trường.
Ở Pháp có một số trường chỉ cần ghi danh là vào học. Nhưng vào những trường lớnvới tỷ lệ chọi 1/1000 thì họ tổ chức thi. Họ phân loại các trường không do Bộ xếp hay"ban phát" mà từ các hoạt động công khai minh bạch để xã hội chấm điểm thương hiệutừng trường.
- Làm theo mô hình Hoa Kỳ tại thời điểm này có đủ thời gian chuẩn bị và hợp lí?
Hợp lí vì trong phương án của Bộ hướng tới chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia duynhất để xét tuyển tốt nghiệp và tuyển vào ĐH.
Ở Việt Nam - thời kỳ miền Nam trước đây vào các trường ĐH tổng hợp như ĐH Huế, ĐHSài Gòn...học sinh cứ qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông là ghi danh vào học. Còn nhữngtrường có tỷ lệ chọi cao có điều kiện tuyển riêng...
Nói như vậy để thấy những vấn đề đổi mới thi cử đang đặt ra không có gì mới - đềucó thể làm được nhưng có muốn làm không. Việc chuẩn bị đề thi cho kỳ thi quốc giacũng na ná như chuẩn bị cho kỳ thi PISA vừa qua - nên không có lý do gì để nói khônglàm được.
Trách nhiệm của trường và bộ?
- Nhưng trước mắt tuyển sinh năm 2014 nên theo phương án nào?
Năm 2014 vẫn thi ba chung và có thể tổ chức thi 5-6 môn. Còn nếu chuẩn bị tốt vềcác điều kiện thì không cần thi ba chung theo khối thi - mà chỉ cần xét kết quả tốtnghiệp.
Khi thi chung thì các trường công bố các môn cần tuyển để thí sinh biết. Ví dụ nhưĐH Kinh tế Quốc dân công bố trường lấy điểm môn Toán, Văn, Ngoại ngữ - nếu thí sinhmuốn vào trường thì phải đăng kí thi các môn đó để nộp cho Kinh tế Quốc dân,còn trường khác lấy kết quả Toán, Lí, Hóa thì thí sinh đăng kí thi 3 môn này để lấykết quả nộp cho trường...
Kỳ thi vẫn được tổ chức ở các hội đồng thi các trường, đề thi vẫn do Bộ làm - chỉkhác là thí sinh sẽ không thi theo khối. Quyền sử dụng kết quả do trường. Tuy nhiênthi cử để nghiêm thì Bộ vẫn phải giám sát, ra đề. Và các trường phải công khai thôngtin tuyển sinh để thí sinh chọn.
- Vai trò quản lý của Bộ GD-ĐT lúc này sẽ phải có trách nhiệm cụ thể thế nàothưa ông?
Bộ không nên bắt các trường phải làm đề án đưa Bộ duyệt - mà chỉ nên yêu cầu cáctrường công khai đề án đó để xã hội giám sát. Đồng thời, Bộ phải công bố chuẩn quốcgia - trình độ đầu vào.
Kỳ thi chung vẫn cần thiết, nhưng kỳ thi chung đó phải xem đó là một dịch vụ côngích mà Bộ đứng ra làm để hỗ trợ cho các trường tự chủ trong việc tuyển sinh.
Về lâu dài, tôi tán thành tổ chức thi 2 trong một. Để làm được một kỳ thi quốc gia phảicó sự chuẩn bị. Trong đó, đề thi phải thật chuẩn phù hợp với chuẩn đầu ra Bộ đặt ra.
Đồng thời, có chế tài để buộc các trường phải công khai minh bạch các tiêu chuẩn đầuvào trên mọi phương tiện truyền thông - chứ không phải công khai với Bộ. Nếu chỉ côngkhai với Bộ sẽ dẫn đến xin - cho như lâu nay.
Và Bộ phải kiểm soát chặt chỉ tiêu các trường đăng ký và được Bộ duyệt. Tất cảnhững việc đó nằm trong tầm tay của Bộ.
- Cảm ơn ông!