当前位置:首页 > Cúp C2

Diện mạo một đô thị trẻ_nhận định bóng đá hạng 2 tây ban nha

 

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020,ệnmạomộtđôthịtrẻnhận định bóng đá hạng 2 tây ban nha tầm nhìn đến năm 2030 xác định huyện Bàu Bàng nằm trong vùng quy hoạch mang tính đặc thù của tỉnh; là một vùng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trong đó nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2012, trong đó định hướng phát triển thành đô thị loại V vào năm 2017 và là đô thị loại IV trước năm 2020.

 Một góc đô thị mới tại xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Ảnh: Đ.H

 Dáng dấp đô thị mới

Huyện Bàu Bàng được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29-12- 2013 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-4-2014. Sau khi thành lập, huyện Bàu Bàng có 7 đơn vị hành chính cấp xã. Bàu Bàng có thế mạnh về thu hút đầu tư phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện có Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng với diện tích gần 1.900 ha nằm trên địa bàn 3 xã Lai Hưng, Cây Trường và Lai Uyên.

Với định hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ đô thị, từ năm 2012 UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo quy hoạch xã Lai Uyên được xác định là trung tâm hành chính, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của huyện Bàu Bàng và là đầu mối giao thông, cửa ngõ khu vực phía bắc của tỉnh. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập TX.Bến Cát và huyện Bàu Bàng, xã Lai Uyên được chọn là nơi đặt trụ sở các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Bàu Bàng. Các tổ chức chính trị, hành chính này chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-4- 2014 đãtạo cho xãLai Uyên vị thế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của địa phương. Xã Lai Uyên chính thức đóng vai trò là trung tâm hành chính, trung tâm tổng hợp, đồng thời là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của Lai Uyên, công nghiệp chiếm 54%. Toàn xã hiện có 86 công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước đăng ký hoạt động ổn định, đóng góp nguồn ngân sách địa phương và góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và thu hút lao động từ các địa phương khác. Lĩnh vực thương mại - dịch vụchiếm 26%; nông nghiệp chiếm 20%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Toàn xã không có hộ nghèo xét theo tiêu chí của Trung ương, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn xã đạt trên 70%.

Ông Phạm Văn Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lai Uyên cho biết, hệ thống hạ tầng kinh tế của xã được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi lớn cho người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Hiện nay, chính quyền xã đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà cửa phù hợp với sự phát triển của đô thị văn minh, hiện đại. “Việc được công nhận là đô thị loại V và trở thành thị trấn trong thời gian tới sẽ giúp Lai Uyên hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương…”, ông Thắng chia sẻ.

Định hướng đô thị loại IV trước 2020

Đô thị Lai Uyên là trung tâm công nghiệp của huyện Bàu Bàng, là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía bắc của tỉnh Bình Dương có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là khu vực nông nghiệp đô thị chất lượng cao. Đô thị Lai Uyên bao gồm toàn bộ diện tích hiện trạng tự nhiên xã Lai Uyên với tổng diện tích trên 8.800 ha. Lai Uyên có hệ thống giao thông thuận lợi như tuyến quốc lộ 13 trải dài gần 19km qua địa bàn xã kết nối với các tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tuyến đường Bàu Bàng - Bố Lá kết nối với trung tâm TP.Thủ Dầu Một, TP.HồChí Minh cũng như nối kết với tỉnh Bình Phước. Đô thị Lai Uyên được xác định là đô thị vệ tinh và là đô thị quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh trong tương lai. Hiện nay, tại Lai Uyên đã và đang chuẩn bị xây dựng các công trình hành chính và các công trình công cộng dịch vụ mang tính chất và quy mô cấp đô thị như bệnh viện huyện, hệ thống trường THPT, trường dạy nghề, các trung tâm văn hóa thể thao…

Do diện tích xã nằm trải dài trên tuyến quốc lộ 13 và nằm trong Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng nên cơ sở hạ tầng của địa phương khá đồng bộ và hiện đại. Các tuyến đường điện cao thế, hạ thế đi qua địa bàn xã tạo thuận lợi cho việc cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó, Lai Uyên nằm gần hồ Phước Hòa và nguồn nước mặt từ sông Bé dồi dào có khả năng cung cấp khối lượng lớn nguồn nước cho sản xuất công nghiệp và đô thị. Hệ thống nhà máy xử lý nước được xây dựng khá hiện đại… đáp ứng đầy đủ các yếu tố của nhà đầu tư và phục vụ tốt nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân. Ông Phan Quốc Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Bàu Bàng cho biết, hiện nay, tình hình phát triển KT-XH của địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng đáp ứng đầy đủcác tiêu chuẩn của đô thị loại V được quy định tại Nghị quyết số1211/2016/NQ-UBTVQH13, ngày 25-5-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Có thể nói, xã Lai Uyên đang hội đủ các yếu tố và điều kiện để trở thành trung tâm huyện lỵ của huyện Bàu Bàng. Bên cạnh đó, Lai Uyên còn là trung tâm vùng đô thị- công nghiệp của huyện, là đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của huyện Bàu Bàng. Vì vậy, việc công nhận xã Lai Uyên là đô thị loại V và là thị trấn huyện lỵ của huyện Bàu Bàng trên cơ sở nguyên trạng về địa giới hành chính xã Lai Uyên là đòi hỏi khách quan và cần thiết, đáp ứng kịp thời công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH; tạo đà cho sự phát triển của huyện Bàu Bàng và khu vực phía Bắc của tỉnh trong thời điểm hiện nay. Việc công nhận đô thị loại 5 và trở thành thị trấn cũng sẽ đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lai Uyên nói riêng và của huyện Bàu Bàng nói chung.

 Đ.H - K.G

 

分享到: