Là một người tham gia giao thông ở Việt Nam,ắcđườngvìý thứctàixếôtôchẳnghơngìngườiđixemácâu lạc bộ bóng đá western united – central coast tôi cho rằng xe máy hay ôtô không có lỗi trong vấn đề kẹt xe.Ở đây, chủ yếu là ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà thôi. Cứ quan sát thực tế mỗi khi xảy ra ùn tắc là thấy: ôtô lấn làn xe máy, dàn hàng chiếm hết lối đi; xe máy không có đường đi nên leo lên vỉa hè, lấn làn trái ngược lại với ôtô... Tất cả tạo ra một cảnh lộn xộn, không có lối thoát.
Hay tại các ngã ba, ngã tư, khi thấy đèn sắp chuyển đỏ, thay vì giảm tốc thì nhiều người đi xe máy lại cố vít ga, tranh thủ vượt qua vạch dừng. Còn người lái ôtô thì dù thấy phía bên kia đang kẹt vẫn đi cố dù chỉ còn mấy giây đèn xanh để rồi không thoát kịp khỏi giao lộ, dẫn đến khóa lộ, làm kẹt cứng luôn mọi ngả. Ở đây, nếu mọi người tham gia giao thông có ý thức nhường nhịn, thì có lẽ đã không đến mức kẹt xe trầm trọng như vậy, có chăng chỉ là ùn ứ, lưu thông chậm lại thôi.
Ngay như đường Phạm Văn Đồng (TP HCM) rộng tới cả 12 làn xe mà vẫn kẹt đều, do ý thức tham gia giao thông quá kém. Thế nên, tôi cho rằng, hạ tầng đường sá chỉ là một phần nguyên nhân. Có khi đường hai chiều mà bị tắc một bên là người ta lại tràn hết qua hướng ngược lại, gây xung đột các làn xe, dẫn tới kẹt cả đường. Đi như vậy thì đường nào không tắc? Văn hóa giao thông không phân biệt trình độ. Cả người đi xe máy lẫn lái ôtô, ai cũng chen lấn mỗi khi đường tắc cả thôi.
Tôi đồng ý rằng người điều khiến ôtô được đào tạo bài bản hơn, nhưng giờ ra đường chẳng khó để bắt gặp các tài xế khôn lỏi chiếm làn xe máy, nhất là mấy xe chạy dịch vụ. Rồi tại các giao lộ, lẽ phải mở cua nhưng nhiều ôtô vẫn ngang nhiên "chặt cua"... Người đi xe máy ý thức kém không nói, nhưng người lái ôtô cũng có hơn gì khi dàn hàng ngang, chiếm hết đường của xe máy. Nếu ôtô mà leo lề được thì tôi nghĩ nhiều người cũng chẳng bỏ qua, làm tới.
>> Cần phạt nguội 164 xe máy vượt đèn đỏ trong hai phút ở Hà Nội
Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều là nguyên nhân kẹt xe nếu người điều khiển không có ý thức.
Tôi ủng hộ hạn chế xe cá nhân nói chung và khuyến khích người dân đi xe công cộng. Nhưng phải thừa nhận rằng năng lực vận chuyển và tuyến đi của các phương tiện công cộng hiện nay chưa thuận lợi nên người dân vẫn chưa mặn mà. Chỉ khi nào dịch vụ tốt, người dân thấy thuận lợi thì sẽ từ bỏ dần xe cá nhân.
Gần đây, có ý kiến cho rằng nên điều chỉnh giờ làm việc lệch 30 phút để chống kẹt xe. Nhưng theo tôi, điều đó không thể giải quyết được vấn đề. TP HCM đã áp dụng lệch giờ học, giờ làm rồi đó nhưng có hết kẹt xe đâu? Cha mẹ đi làm trễ nhưng vẫn phải đưa đón con đi học chứ có ở nhà đâu, nên họ vẫn phải tham gia giao thông như thường.
Hãy nhìn vào thực trạng giao thông để thấy, tại các điểm nóng kẹt xe, phần lớn các phương tiện đều chạy rất lộn xộn, không tuân thủ quy tắc. Đa phần ý thức tham gia giao thông của người Việt vẫn còn rất thấp, mặc dù được đào tạo bài bản hơn xe máy nhưng rất nhiều tài xế ôtô vẫn lái xe bằng tư duy như đang đi xe máy, rất tùy tiện. Chỉ khi nào ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao thì lúc đó tình trạng kẹt xe mới giảm. Cần xác định như vậy để có giải pháp căn cơ, đánh trúng vấn đề cốt lõi.
* Bạn có giải pháp gì để giải bài toán ùn tắc giao thông?
Gửi bài viết về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.